Dân tộc thiểu số
Sắp xếp theo
ANH ĐỘNG
Người Khmer ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau ngày xưa rất thông thạo nghề ăn ong, tức là lấy mật và sáp ong. Đây là nghề lúc rừng rậm còn hoang vu, ong làm ổ hàng muôn, hàng ngàn. Người Khmer gọi là “của trời cho”, mạnh ai nấy tìm lấy. Ong mật là một nguồn lợi thiên nhiên vô tận, mỗi năm người dân địa phương thu vào hàng trăm ngàn lít mật và hàng chục tấn sáp ong. Những khu rừng sác, rừng tràm nối liền từ biên giới An Giang - Campuchia đến Hà Tiên, từ Hà Tiên theo bờ biển đến sông Cái Lớn, từ bờ nam sông Cái Lớn chạy dài đến mũi Cà Mau với diện tích mênh mông với chiều dọc đến 500 km.
NGUYỄN NHÂN
Dân tộc Ba Na có khoảng 10 vạn người, thuộc nhóm Môn-Khmer, phân bố tập trung ở vùng thung lũng sông Đắc Bla thuộc tỉnh Kon Tum và một số sinh sống ở các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Phú Yên và Đắc Lắc. Trải qua những giai đoạn phát triển, cho đến nay đã và đang tồn tại ở người Ba Na chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững, với phong tục cưới xin tuy còn nhiều nét nguyên sơ nhưng giàu tính nhân văn và mang đậm sắc thái tộc người.
NGUYỄN VĂN THANH
Trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam, hiện còn lưu tồn nhiều phong tục đặc sắc mang đậm nét văn hóa riêng từng vùng, miền như Lễ bỏ mả của các dân tộc ở Tây Nguyên; Tục chọc sàn của người H’Mông, người Tày và người Thái; Tục Tẳng Cẩu Sán Xiềng Chợ tình Sapa và đặc biệt “cạy cửa ngủ thăm” là tập tục đã có từ lâu đời của người Mường, người Dao, vẫn giữ được những nét nguyên sơ. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, việc phát triển du lịch ở các vùng này cộng với sự hiếu kỳ của du khách làm cho Tục ngủ thăm đang bị xâm thực…
ANH TÚ
Nhà sàn của người Chăm H’Roi thường có kích thước nhỏ nhắn và ấm cúng. Về cấu trúc, nhà sàn người Chăm H’Roi thường có hình dáng vuông, cân đối và ổn định. Hai mái có độ dốc lớn để chống mưa gió. Nhà được trổ cửa sổ ở hai phía đầu hồi. Bước lên cầu thang là một khoảng sân hẹp lộ thiên trông như một cái hành lang. Khoảng sân này ngoài dùng để phơi phóng còn có tác dụng làm cho ngôi nhà thêm xinh xắn, rộng rãi.
Trần Phỏng Diều
Nam nữ người Khmer khi đến tuổi trưởng thành được tự do yêu đương. Họ không hề chịu bất cứ sự quy định nào từ phía gia đình hoặc xã hội. Về quan hệ huyết thống trong hôn nhân thì trừ anh em ruột không được lấy nhau, còn ngoài ra họ có thể kết hôn rộng rãi. Thậm chí, những gia đình giàu có còn khuyến khích họ hàng lấy nhau, để bảo vệ dòng họ và giữ gìn của cải không cho lọt ra ngoài.
LÊ PHÚC LỮ
Ai đi qua Trường Sơn – Tây Nguyên dù chỉ một lần cũng không dễ quên văn hóa cồng – chiêng của đồng bào dân tộc nơi đây. Đó là một nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều dân tộc ở Tây Nguyên.
CHU MẠNH CƯỜNG
Ngọt ngào tiếng hát then của cô gái Tày
nơi núi rừng xa vắng
Giọng hát ôi chao đằm thắm
cùng rộn ràng nhịp đàn tính nỉ non
Nghiêng ngả mắt ai níu sắc áo chàm
với đôi vòng bạc lung linh sắc nắng
Tiếng đàn nghe xa vắng
kể muôn chuyện ngày xưa
(Nghe tiếng hát then)
|
Thiên Thanh
Tháng 4 về, thanh long trổ hoa trắng muốt, thỉnh thoảng một chùm đầy quả đu đưa…đó là con đường dẫn chúng tôi về làng Giang Mâu (Pelay Mâu), Lâm Giang, Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Giang Mâu - nơi có cộng đồng Chăm Bàni sinh sống còn bảo lưu nhiều bản sắc độc đáo… Chỉ nán lại vài ngày, chúng tôi đã hiểu phần nào văn hoá của dân tộc theo mẫu hệ trong các sinh hoạt đời thường, trong lễ cưới và các lễ hội cộng đồng… Cuộc sống nơi đây rất thanh bình, tình người luôn nồng ấm, thân thương…
Bài và ảnh: MẠNH HÀ
Nắng tháng 4 nhuộm vàng khắp dải đất miền Tây Nam Bộ. Những ngày này, đồng bào, sư sãi người dân Khmer nơi đây đang nhộn nhịp, vui mừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Ở Kiên Giang, không khí Tết cổ truyền càng thêm tưng bừng hơn, ý nghĩa hơn bởi sự quan tâm thiết thực của các cấp chính quyền địa phương…
CHU MẠNH CƯỜNG
Cơm lam là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của cư dân miền núi, nhất là miền Tây Bắc nước ta. Món ăn này ban đầu của dân tộc Thái. Sau này, dân tộc Mông, Tày, Nùng, Dao, Xá… thuộc những vùng núi và rẻo cao Tây Bắc cũng dùng. Đây là món ăn đậm hương rừng, được chế biến rất công phu, thuận theo nguyên lý âm dương ngũ hành. Gạo được nấu trong uống tre (Mộc), với thứ nước trong chính ống tre hoặc từ nước suối nguồn (Thủy), bằng ngọn lửa nhỏ (Hỏa), trên mặt đất nơi núi rừng hoang dã (Thổ)…