Dọc đường văn học
Sắp xếp theo
NGUYỄN MỘNG NHƯNG
Cố Hòa thượng Onishi Ryokei (1875-1983) trụ trì chùa Thanh Thủy ở phía đông thành phố Kyoto là một vị cao tăng rất có uy tín trong giới phật tử và nhân dân Nhật Bản. Cụ rất kính trọng và cảm phục Hồ Chí Minh. Trong một lần tiếp đoàn đại biểu Việt Nam đến thăm, cụ bày tỏ nguyện vọng: Đến ngày Việt Nam chiến thắng, nhân dân Nhật Bản sẽ được đón tiếp Hồ Chủ tịch sang thăm, và cụ sẽ được gặp Người.
Năm 1969, cố Hòa thượng Onishi Ryokei đã 96 tuổi, nghe tin Hồ Chủ tịch từ trần, cụ rất đau xót, bỏ ăn mấy ngày và tự tay viết bài thơ bằng chữ Hán kính viếng.
M.T (St)
Nhân kỉ niệm 2-9, Tạp chí Hồn Việt xin trích đăng lời dặn của Bác lúc sinh thời.
NSND BẢY NAM
LTS. Nhân kỷ niệm 5 năm ngày NSND Bảy Nam qua đời (8/2004), Tạp chí Hồn Việt trích đăng một đoạn trong hồi ký Trôi theo dòng đời của bà. Với giọng văn chân chất, hồn hậu, cuốn hồi ký đã cho chúng ta hình dung được cả đoạn đời 65 năm trôi giạt, với nước mắt nhiều hơn nụ cười của một nghệ sĩ từng xem nghề hát như cái Đạo và sân khấu như Thánh đường… Đây là lần đầu tiên những người từng bị xã hội coi là “xướng ca vô loại”… tiếp xúc với Cách mạng Tháng Tám và hạnh phúc được hát cùng anh em cách mạng…
TẾ HANH
Trích trong Tế Hanh tuyển tập.
TRẦN THỊ HỒNG
Cha tôi công tác ở Việt Bắc từ mùa thu năm 1947 đến ngày 19/8/1951. Sau đó, người bắt đầu thực hiện chuyến công tác về đồng bằng để làm công tác tuyên truyền về thuế nông nghiệp từ 5 giờ chiều ngày 15/8/1951. Trải qua hơn một tháng ở dọc đường. Cha tôi về tới địa điểm Hội nghị Văn nghệ Liên Khu 3, vào ngày 18/9/1951. Ở đây người dự hội nghị và đọc truyện ngắn Giữ làng của nhà văn Phạm Lê Văn, cùng 7 truyện ngắn khác nữa và mỗi truyện đều có ghi nhận xét tỉ mỉ. Chuyến công tác đến ngày 30/11/1951 phải dừng lại bởi quân thù đã sát hại cha tôi.
GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ÁNG
Có một loài cá, gọi là cá hồi, sinh trong lòng suối trên đỉnh núi, lớn lên theo dòng suối xuống sông ra biển. Rồi khi trưởng thành, trở về điểm xuất phát, bơi ngược dòng suối để lên núi đẻ trứng, và chết ở đó. Khi cá con nở ra thì xác cá mẹ là nguồn dinh dưỡng cho đàn cá con. Quy trình sinh tử cứ tiếp diễn như vậy…
LÊ HOÀI NAM
Trong đời, đã bao giờ bạn tự hỏi mình: cái gì đẹp nhất đối với bạn? Nếu bạn từng ít nhất một lần đặt ra câu hỏi ấy, hẳn bạn cũng đã có câu trả lời. Vẻ đẹp thì muôn hình vạn trạng: ngọn núi, dòng sông, cánh đồng, bông hoa, bức tranh của Levitan... bạn chọn vẻ đẹp nào? Với tôi, tôi đồng cảm với thẩm mỹ của một nhà thơ. Nhà thơ từng viết một bài thơ dài mô tả hình dáng, hương thơm, tâm tính của 100 loài hoa, nhưng hai câu kết thì lại dành cho một loài hoa đặc biệt: hoa Người.
HUỲNH KIM BỬU
Câu chuyện tôi viết ra đây là câu chuyện về Hòa thượng Tịnh Như, chùa Viên Giác.
Trần Hữu Tòng
Tôi ngắm nhìn Công - chàng trai Hà Nội ra đời trong đêm 26/12/1972, đêm máy bay B52 rải thảm bom hủy diệt phố Khâm Thiên, tươi cười bắt tay Michael. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh và cả tiếng Việt. Tôi có cảm nhận: Lớp trẻ bây giờ là thế đấy. Vì nghĩa cả, họ dễ gác lại chuyện gay cấn của ông cha trước đây. Họ dễ kết bạn với mọi người. Họ sẵn sàng để cho dĩ vãng đi vào quá khứ… nhưng lương tâm thì không cho phép được quên. Vâng! Đó là nét đẹp thanh lịch của người Thăng Long. Nét đẹp văn hóa Việt Nam.
Trần Thị Hồng
Con gái nhà văn Nam Cao
Thời ấy, những ai hiểu được gia cảnh và cuộc đời nhà văn Nam Cao thì đã ít nhiều biết về bạn bè, quê hương, xóm giềng của ông, nên mỗi khi đọc văn ông, ta sẽ thấy như đang được gặp gỡ họ bằng xương, bằng thịt và được chuyện trò cùng họ, trong cuộc đời thực. Và người hiện hữu rõ nét nhất, trên những trang văn, lại chính là tác giả.