Lý luận phê bình
Sắp xếp theo
Truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ XX là một chuyên luận của TS. Phạm Thị Thật (Đại học Quốc Gia Hà Nội). Trong mục Truyện ngắn và những trăn trở về kiếp nhân sinh, tác giả cho biết nhiều nhà văn Pháp tuyên bố “viết truyện ngắn là để phơi bày mặt trái của cuộc sống, thậm chí coi tính bi như một nét đặc trưng của thể loại văn học này”.
ĐỖ MINH TUẤN
LTS. Nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cũng đồng thời là người viết nhiều tiểu luận sắc sảo. Cách tiếp cận của anh với tục ngữ là những suy nghĩ và tổng kết độc đáo. Nhưng liệu đó có phải là cách tiếp cận duy nhất chưa? Mong rằng vấn đề được nêu ra sẽ khơi lên thêm nhiều suy nghĩ thú vị khác.
PHẠM THỊ HẢO
Chúng tôi nhận thấy những ý kiến và quan niệm trên đây có nhiều điều rất đáng quan tâm. Những điểm hay điểm dở ở nước bạn hoặc ít hoặc nhiều cũng đã xuất hiện trong xã hội ta. Và các cấp lãnh đạo nước ta từ Trung ương đến địa phương và dư luận xã hội chắc cũng có nhiều bức xúc trong vấn đề xây dựng nền văn hóa nghệ thuật phù hợp với yêu cầu tiên tiến của xã hội hiện nay và mai sau. Có lẽ những thông tin này cũng có giá trị tham khảo rộng rãi.
HÀ ĐÌNH CẨN
Vài năm nay bạn đọc gặp sự nở rộ của hồi ký chiến tranh. Chỉ riêng mục lục của Nhà xuất bản Quân đội đã có hàng trăm cuốn ký sự của các tướng tá từng bạc tóc nơi trận mạc. Từ mấy chục năm nay, trong cuộc sống hòa bình, Thành Cổ Quảng Trị vẫn là nơi gợi nhiều ký ức bi tráng về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm trên trận địa với chu vi chỉ non 2160 mét vuông mà phải chịu hơn 8 vạn tấn bom đạn, tính ra mỗi mét vuông trận địa trộn xương máu 5 chiến sĩ. Anh lính thông tin Trần Luân Tín từng bảy năm học trường Mỹ thuật, vì thế dù chỉ bằng những con chữ, Được sống và kể lại vẫn có dáng dấp một bức tranh, bố cục chặt, đường nét với từng chi tiết được chăm sóc kỹ càng, rất kiệm màu…
THANH QUẾ
Nhà thơ Tế Hanh là người đưa tôi đến với thơ, là người thầy kính yêu của tôi. Tôi nhớ năm tôi lên 10, đang ở trường học sinh miền Nam số 2, Hà Đông. Vì lúc ấy là mùa hè, chưa vào năm học mới nên chúng tôi chỉ rủ nhau chơi bóng rồi nhảy ùm xuống ao bơi đuổi nhau. Một buổi trưa đi tắm về, ngang qua lớp học bổ túc văn hóa cho các cô chú phục vụ trong trường, tôi nghe thầy giáo đọc cho cả lớp viết chính tả một bài thơ. Bài thơ viết về miền Nam thương nhớ, có một con sông, hồi nhỏ…
LTS. Trong hai ngày 4 và ngày 5/8/2009 tại Hội An (Quảng Nam), Hội đồng Lý Luận Phê Bình Văn Học, Nghệ Thuật Trung Ương đã diễn ra cuộc hội thảo về “Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay”. Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Ương Đảng đã đến dự và phát biểu. Đồng chí Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung Ương Đảng, Chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Phê Bình Văn học, Nghệ thuật Trung Ương đã khai mạc và kết luận Hội thảo.
Dưới đây, chúng tôi xin lược ghi, trích đăng một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, của các văn nghệ sĩ tham dự Hội thảo.
XUÂN THÂN
Cùng với đà phát triển của mạng truyền thông Internet, nhiều loại hình văn hóa mới đã xuất hiện, từ trò chơi trực tuyến, âm nhạc, điện ảnh đã kết hợp với Internet làm xuất hiện những hình thức mới. Tuy chậm hơn các loại hình khác nhưng văn học thông qua Internet cũng đang có những thay đổi lớn.
PHẠM THỊ HẢO
Văn học đương đại Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã phát triển rất sôi động đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của một số không ít người tiêu dùng đương thời. Chỉ riêng về tiểu thuyết đã có hàng ngàn tác phẩm đua nhau tung hoành trên thị trường sách báo. Xã hội đón nhận thì có nhiều loại và nhiều thái độ khác nhau. Có những khen chê, có những bất đồng, mặc dù rất ít có tranh luận.
NGÔ NGỌC NGŨ LONG
Nguyễn Quang Lập được công chúng biết đến nhiều ở lĩnh vực điện ảnh và sân khấu nhiều hơn là văn học. Những kịch bản của anh: Đời cát, Thung lũng hoang vắng, Trái tim bé bỏng gắn liền với đôi vợ chồng đạo diễn Nguyễn Thanh Vân - Phạm Nhuệ Giang đồng thời cũng gắn liền với các Giải vàng, Giải bạc trong các Liên hoan phim trong nước và Quốc tế. Ở lĩnh vực sân khấu anh cũng được tiếng là tác giả của những vở kịch chính luận khá gai góc và đã nhận nhiều giải thưởng…
HỮU THỈNH
Điếu văn do nhà thơ Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam đọc trước linh cữu nhà thơ Tế Hanh.
Sau nhiều năm chống trả với bệnh tật hiểm nghèo, trái tim nhà thơ Tế Hanh đã ngừng đập vào hồi 12 giờ 20 phút ngày 16/7/2009, tại Hà Nội. Ra đi vào tuổi cận kề 90, để lại trên 20 tác phẩm nổi tiếng, Tế Hanh là cây đại thụ cuối cùng toả bóng trên thi đàn hơn nửa thế kỷ qua.