• Trang Chủ
  • Giáo dục
  • Tư liệu
    • Phóng sự
    • Tư liệu lịch sử
  • Văn học
    • Dọc đường văn học
    • Lý luận phê bình
    • Sáng tác
  • Văn hóa
    • Dân tộc thiểu số
    • Du lịch
    • Truyền thống
  • Nghệ thuật
    • Điện ảnh
    • Âm nhạc
    • Mỹ thuật
    • Sân khấu
  • Bốn phương
  • Nhân vật
  • Diễn đàn
    • Diễn đàn
    • Trao đổi ý kiến
  • Cẩm nang
    • Sức khỏe
    • Hỏi & Đáp
    • Sống & nghĩ
    • Mách bạn
    • Thư giãn
    • Ẩm thực
    • Tin tức
    • Hôn nhân Gia đình
Trang Chủ/ Sách năm 2015
  • Năm 2021
  • Năm 2020
  • Năm 2019
  • Năm 2018
  • Năm 2017
  • Năm 2016
  • Năm 2015
  • Năm 2014
  • Năm 2013
  • Năm 2012
  • Năm 2011
  • Năm 2010
  • Năm 2009
  • Năm 2008
  • Năm 2007
  • Năm 2006
  • Năm 2004
  • Năm 2000
  • Năm 1998
Hình ảnh của danh mục Nguyễn Du toàn tập, tập 2 (Thơ chữ Hán)

Nguyễn Du toàn tập, tập 2 (Thơ chữ Hán)



Hình ảnh của danh mục Nguyễn Du toàn tập, tập 1 - Truyện Kiều

Nguyễn Du toàn tập, tập 1 - Truyện Kiều



Hình ảnh của danh mục Thơ Nguyễn Hành (tuyển)

Thơ Nguyễn Hành (tuyển)



Hình ảnh của danh mục Tố Như và Đoạn trường tân thanh

Tố Như và Đoạn trường tân thanh



Hình ảnh của danh mục Cảm nghĩ miên man

Cảm nghĩ miên man


Ông Thu Tứ đã sống ở Mỹ 40 năm. Ông tốt nghiệp kỹ sư hàng không ở Mỹ và làm việc trong ngành hàng không Mỹ. Nghĩa là ông đủ điều kiện để “hội nhập” vào xã hội Hoa Kỳ, trở thành một người Mỹ (“gốc Việt”) với “giấc mơ Mỹ”.

Thế nhưng, ông lại rẽ ngoặt về văn hóa Việt Nam. Điều gì đã xảy ra, còn là một bí ẩn. Nhưng bước rẽ ngoặt ấy của ông chắc chắn không phải là chuyện tình cờ. Nó phải được tích lũy từng ngày từng tháng từng năm qua tìm hiểu, nghiên cứu về dân tộc mình, qua sách vở, qua tiếp xúc, qua những chuyến về quê “du khảo”...


Hình ảnh của danh mục Dịch và nghiên cứu Kim Vân Kiều lục

Dịch và nghiên cứu Kim Vân Kiều lục



Hình ảnh của danh mục Lịch sử văn học thế giới (tập 3)

Lịch sử văn học thế giới (tập 3)



Hình ảnh của danh mục Ký ức nghệ thuật sân khấu truyền thống và tác phẩm

Ký ức nghệ thuật sân khấu truyền thống và tác phẩm



Hình ảnh của danh mục Nguyễn Trãi - Quốc âm thi tập

Nguyễn Trãi - Quốc âm thi tập



Hình ảnh của danh mục Vua Duy Tân 1916

Vua Duy Tân 1916



Hình ảnh của danh mục Đọc lại Truyện Kiều

Đọc lại Truyện Kiều


LỜI NÓI ĐẦU

(Nhân lần in thứ nhất, 1966)

Từ đấy, nỗi đoạn trường kia có đủ thịt xương hiện giữa dân gian, và chúng ta nghe tiếng cười bỗng nhiên lạnh lẽo, thấy giọt nước mắt bỗng nhiên long lanh. Từ đấy, tủi nhục cùng với đọa đày đã biết kêu gào thống thiết hơn bao giờ hết, vọng đến chỗ sâu thẳm nhất của đáy hồn ta, và ta trỗi dậy, biết rằng chung quanh chỗ ngồi thắp sáng leo lét bằng chút máu tủy của mình, vẫn còn mênh mông vũng tối âm u của những kiếp người quằn quại.

Thành kính cảm tạ Nguyễn Du, thiên tài lỗi lạc của dân tộc ta, người đã vượt thoát khỏi những lũy thành chật hẹp của đời nho sĩ rêu phong để chia nỗi niềm đau khổ tha nhân, góp phần giúp ta lớn mạnh trong mối cảm thông đau khổ của những đồng bào, đồng loại.

Người đã thổi vào vần điệu dân tộc một luồng sinh lực phi thường để nó băng vượt không gian mà đi, xuyên suốt thời gian mà sống, chuyển thành hơi thở ngân nga của những cụ già mái tóc bạc phau đến những em bé tiếng còn ngọng nghịu, hòa với lời thơ bác học, chung với điệu hát bình dân. Trên cánh đồng bát ngát của tiếng nói thông thường quen thuộc với đời dân tộc, người đã dựng nên một tòa lâu đài ngôn ngữ nguy nga, chuyển dậy một đỉnh nghệ thuật vời vợi, để rồi từ đấy, ngôn từ chúng ta chắp thêm cánh đẹp về nẻo cao vời.

Thành kính cảm tạ Nguyễn Du, thiên tài rất lớn, rất đẹp của mấy ngàn năm văn học chúng ta, thành kính cảm tạ ơn người đã giúp chúng ta khỏi nỗi bơ vơ trong cõi tâm tình nhân loại khổ đau, khỏi nỗi ngơ ngác, lạc loài giữa sự tấp nập của những phố phường văn nghệ năm châu bốn biển. Chúng ta đã có Nguyễn Du là đã có một chứng tích văn học tuyệt vời ở trong quá khứ, đã có Nguyễn Du là đã có một quyền năng văn học tương lai. Người Việt chúng ta ngàn đời ghi nhớ công ơn của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, những khuôn mặt hào hùng bậc nhất của giống nòi, thì vẫn còn ghi nhớ mãi công ơn Nguyễn Du, khuôn mặt tài hoa bậc nhất của nền văn học cổ điển Việt Nam.

Trên chốn bàn thờ tưởng niệm, con cháu nghèo nàn không sao có đủ lễ vật rỡ ràng. Với những cành hoa thiếu đất chăm nom tự mình phải đem trồng trọt rải rác vào trong vườn cảnh của người thiên hạ để có hằng năm tưởng nhớ đến Người, bây giờ góp lại thành một vòng hoa, lễ mọn của lòng ghi ơn đối với thiên tài. Bù vào lá úa, hoa tàn, là mối thành tâm nguyên vẹn của kẻ hậu sinh.

Đáng lẽ phụ họa vào ngày lễ lớn cùng với đồng bào toàn quốc, cùng với dân tộc bốn phương kỷ niệm hai trăm năm ngày sinh nhật Thiên tài, thì những điều kiện giấy khan, mực hiếm, điện tắt, thợ ra chiến trường, trì hoãn công trình đến mãi năm nay mới đựơc hoàn thành, hóa ra kỷ niệm hai trăm lẻ một năm sinh! Không chỉ thế nhân mới chịu đoạn trường, mà đến giấy bút cũng ở trong vòng dâu bể, “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời” của Nguyễn Tố Như có xót xa chăng cho cảnh tình này?

Sài Gòn, 1-10-1966

VŨ HẠNH


Tạp chí điện tử Hồn Việt

Giấy phép số: 143/GP-TTĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
Tổng biên tập: GS-TS Mai Quốc Liên
Tòa soạn và trị sự: Số 251/5/4 Lê Quang Định, phường 7, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại:(028) 62907530 - Fax(028) 62907430 - Email: toasoanhonviet@gmail.com
Bản quyền © 2021 www.honviet.com. Tất cả các quyền.
Powered by nopCommerce