Chuẩn bị
... Tới đầu năm 1975, hệ thống đường Trường Sơn đã được mở rộng và nâng cấp, có tổng chiều dài hơn 20.000km, bao gồm 6 trục dọc (đường 128, 14, 22, 24A, 24B, 23) có chiều dài gần 7.000km; 13 trục ngang có chiều dài gần 5.000km. Đó là chưa kể tới mạng lưới đường mới nâng cấp hoặc mở mới ở Trị - Thiên, Khu V, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ v.v..., tổng cộng lên tới hơn 3.000km(1). Hệ thống ống dẫn dầu cùng mạng thông tin hữu tuyến đã vươn vào tận khu vực Bù Gia Mập (Đông Nam Bộ). Với gần 1.400km chiều dài đường ống, bộ đội xăng dầu đã tổ chức mạng cung cấp nhiên liệu trực tiếp cho các chiến trường bằng 113 trạm bơm và hơn 27.000m3 kho chứa(2).
Nhờ có hệ thống đường vận tải và tổ chức vận chuyển liên hoàn như vậy, nên thời gian hành quân từ hậu phương miền Bắc vào đến chiến trường Nam Bộ rút xuống còn 20 ngày, vào đến Tây Nguyên còn 13 ngày, tới Khu V còn 10 ngày và đến Trị - Thiên chỉ còn 6 ngày(3). Đây chính là điều kiện tiên quyết để các binh đoàn chủ lực hành tiến “thần tốc” và có thể vận chuyển nhanh chóng khối lượng vật chất, kỹ thuật hàng chục vạn tấn đáp ứng mọi yêu cầu của cuộc tiến công chiến lược sắp tới.
Cũng trong tháng 2-1975, tại Nam Bộ, Đoàn 232 đã được thành lập, lúc đầu gồm hai sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 3, Sư đoàn 5) và một số đơn vị binh chủng khác. Theo kế hoạch, để đáp ứng cho cuộc tiến công chiến lược sắp tới, Đoàn 232 sẽ được phát triển thành một binh đoàn hùng hậu tương đương với một quân đoàn mạnh.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 11-3-1975 đã mở ra cục diện mới trên chiến trường. Từ ngày 11 tới 24-3-1975, Bộ Chính trị đã có 3 cuộc họp. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã khẳng định: ta có thời cơ giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 khoảng 2 tháng. Đồng thời Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết “Thành lập Hội đồng Chi viện miền Nam ở Trung ương” do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Từ kế hoạch chiến lược 2 năm tới kế hoạch 1 năm và cuối cùng là kế hoạch 2 tháng là một bước tiến nhảy vọt trong tư duy chỉ đạo chiến lược xuất phát từ quan điểm thực tiễn chiến trường của Bộ Chính trị. Cùng với quyết định về thời cơ chiến lược là sự chuẩn bị trước một bước về lực lượng chiến lược và hậu cần vật chất, kỹ thuật.
Táo bạo, thần tốc, quyết chiến và quyết thắng
Sáng ngày 26-3-1975, sau 21 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Trị - Thiên - Huế cùng Quân đoàn 2 đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch đóng trên địa bàn Thừa Thiên - Huế. Với thắng lợi này, ta đã đập tan lá chắn mạnh nhất của đối phương ở phía bắc, không cho địch rút chạy, mở toang cánh cửa để quân và dân ta tiếp tục phát triển cuộc tiến công về phía Nam, giải phóng thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Trung Trung Bộ(4). Để tăng cường lực lượng chuẩn bị cho cuộc tiến công giải phóng Sài Gòn, ngày 27-3-1975, theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên được thành lập từ các khối chủ lực của chiến trường Tây Nguyên(5). Như vậy cho tới thời điểm này, ta đã có đủ 5 binh đoàn chủ lực chuẩn bị tiến công giải phóng Sài Gòn.
Ngày 28-3-1975, theo quyết định của Bộ Chính trị, đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban miền Nam của Trung ương, Ủy viên Quân ủy Trung ương, đã lên đường vào căn cứ của A75 (bộ phận đại diện của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh) đóng ở Tây Nguyên. Đồng chí Văn Tiến Dũng đang ở đó. Bộ Chính trị cũng đã điện triệu tập đồng chí Phạm Hùng và đồng chí Trần Văn Trà ở Nam Bộ cùng các đồng chí Võ Chí Công và Chu Huy Mân ở Khu V tới Tây Nguyên để họp. Đồng chí Lê Đức Thọ sẽ phổ biến đầy đủ Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 20-1-1975 “Về quyết tâm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam” và truyền đạt những nhận định và quyết định mới của Bộ Chính trị về giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975 cho các đồng chí lãnh đạo ở chiến trường(6).
Là Trưởng ban miền Nam của Trung ương, đồng chí Lê Đức Thọ phải có mặt tại chỗ để nắm tình hình và chỉ đạo cụ thể. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, vào mùng 4 Tết năm 1953 ở căn cứ U Minh Thượng (Cà Mau), Bí thư Trung ương Cục miền Nam Lê Đức Thọ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho chiến sĩ tình báo 28 tuổi Phạm Xuân Ẩn tìm cách vào Bộ Tổng tham mưu ngụy để đón trước cuộc chuyển giao chiến lược trên chiến trường Đông Dương từ Pháp qua Mỹ sắp tới(7). Giờ đây, từ các bí số của các tin tình báo, đồng chí có thể phân tích, đánh giá các nguồn tin gửi về. Tình hình ở chiến trường chuyển biến rất nhanh và phức tạp. Có những vấn đề mới xuất hiện, cần có quyết định ngay và ba đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ được cử làm đại diện của Bộ Chính trị tại mặt trận là để đảm bảo sự lãnh đạo quyết đoán và chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị(8).
Ngày 29-3-1975, Đà Nẵng được giải phóng, thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam đã chín muồi. Cũng ngay trong ngày lịch sử này, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 15 đã nhanh chóng thông qua Nghị quyết đặc biệt về nắm bắt thời cơ chiến lược với tinh thần “táo bạo, thần tốc, quyết chiến và quyết thắng” tiến công giải phóng Sài Gòn. Tinh thần ấy đã trở thành quyết tâm chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền Nam của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị đã họp và gửi điện cho anh Bảy Cường (đồng chí Phạm Hùng), anh Sáu (đồng chí Lê Đức Thọ), anh Tuấn (đồng chí Văn Tiến Dũng) “Về chuẩn bị gấp kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn”: “Tình hình chuyển biến nhanh, cần tranh thủ thời gian hành động khẩn trương. Vì vậy, anh Tuấn nên vào sớm gặp anh Bảy Cường ở Trung ương Cục miền Nam để bàn ngay kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn. Anh Sáu sẽ vào luôn trong đó họp. Anh Bảy Cường và anh Tư Nguyễn không ra Tây Nguyên nữa”(9).
Ngày 1-4-1975 (14g), trong điện gửi anh Bảy Cường, anh Sáu, anh Tuấn “Về xúc tiến gấp kế hoạch tổng tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn-Gia Định, lập Ban Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Sài Gòn”, đồng chí Lê Duẩn đã chỉ thị: “...Cách mạng nước ta đang phát triển “một ngày bằng hai mươi năm”. Do vậy Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”…”(10). Như vậy, sau chiến thắng giải phóng Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhanh chóng quyết định giải phóng Sài Gòn ngay trong tháng 4-1975. Vấn đề chỉ còn là đưa các binh đoàn vào vị trí tập kết và bảo đảm hậu cần cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng phối hợp với chuẩn bị tổng khởi nghĩa và nổi dậy ở nội đô Sài Gòn trong thời gian 1 tháng.
Ngày 3-4-1975, Thường vụ KBN (Trung ương Cục miền Nam) đã có điện gửi các Khu ủy, P.10, N.50, B.76, các ban, ngành lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa:
“…Nhận được điện này, yêu cầu các KU, TU phát động ngay quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, không được chậm trễ.
Nhận điện thi hành ngay và báo cáo cho biết”(11).
Cũng trong ngày 3-4-1975, mặc dù đang phải ráo riết tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn, nhưng Trung ương Cục miền Nam cũng đã sớm chủ động gửi điện cho Ban Bí thư yêu cầu chuẩn bị khung cán bộ cho tiếp quản Sài Gòn sau giải phóng(12).
Ngày 4-4-1975, sau khi phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đập tan tập đoàn phòng ngự chiến lược của quân đội Sài Gòn tại Vùng 1 chiến thuật, giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang đã nhận lệnh hành quân khẩn cấp vào Nam Bộ tham gia Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn. Riêng Sư đoàn 324 của Quân đoàn 2 được lệnh cần phải ở lại bảo vệ Huế. Cũng trong ngày này, Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên cũng đã nhận được lệnh hành quân gấp vào miền Đông Nam Bộ. Ở Nam Bộ, sau khi giải phóng Chi khu Dầu Tiếng, thị xã An Lộc, Chơn Thành , Đà Lạt, Di Linh và toàn tỉnh Lâm Đồng, Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long đã nhận lệnh cơ động theo đường 20 xuống áp sát tuyến phòng thủ của địch ở Xuân Lộc (Long Khánh). Còn Đoàn 232 cũng đã nhận được lệnh triển khai tác chiến ở khu vực Tây Ninh, Long An, Mỹ Tho nhằm chia
4 Tết năm 1953 ở căn cứ U Minh Thượng (Cà Mau), Bí thư Trung ương Cục miền Nam Lê Đức Thọ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho chiến sĩ tình báo 28 tuổi Phạm Xuân Ẩn tìm cách vào Bộ Tổng tham mưu ngụy để đón trước cuộc chuyển giao chiến lược trên chiến trường Đông Dương từ Pháp qua Mỹ sắp tới(7). Giờ đây, từ các bí số của các tin tình báo, đồng chí có thể phân tích, đánh giá các nguồn tin gửi về. Tình hình ở chiến trường chuyển biến rất nhanh và phức tạp. Có những vấn đề mới xuất hiện, cần có quyết định ngay và ba đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ được cử làm đại diện của Bộ Chính trị tại mặt trận là để đảm bảo sự lãnh đạo quyết đoán và chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị(8).
Ngày 29-3-1975, Đà Nẵng được giải phóng, thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam đã chín muồi. Cũng ngay trong ngày lịch sử này, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 15 đã nhanh chóng thông qua Nghị quyết đặc biệt về nắm bắt thời cơ chiến lược với tinh thần “táo bạo, thần tốc, quyết chiến và quyết thắng” tiến công giải phóng Sài Gòn. Tinh thần ấy đã trở thành quyết tâm chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền Nam của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị đã họp và gửi điện cho anh Bảy Cường (đồng chí Phạm Hùng), anh Sáu (đồng chí Lê Đức Thọ), anh Tuấn (đồng chí Văn Tiến Dũng) “Về chuẩn bị gấp kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn”: “Tình hình chuyển biến nhanh, cần tranh thủ thời gian hành động khẩn trương. Vì vậy, anh Tuấn nên vào sớm gặp anh Bảy Cường ở Trung ương Cục miền Nam để bàn ngay kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn. Anh Sáu sẽ vào luôn trong đó họp. Anh Bảy Cường và anh Tư Nguyễn không ra Tây Nguyên nữa”(9).
Ngày 1-4-1975 (14g), trong điện gửi anh Bảy Cường, anh Sáu, anh Tuấn “Về xúc tiến gấp kế hoạch tổng tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn-Gia Định, lập Ban Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Sài Gòn”, đồng chí Lê Duẩn đã chỉ thị: “...Cách mạng nước ta đang phát triển “một ngày bằng hai mươi năm”. Do vậy Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”…”(10). Như vậy, sau chiến thắng giải phóng Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhanh chóng quyết định giải phóng Sài Gòn ngay trong tháng 4-1975. Vấn đề chỉ còn là đưa các binh đoàn vào vị trí tập kết và bảo đảm hậu cần cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng phối hợp với chuẩn bị tổng khởi nghĩa và nổi dậy ở nội đô Sài Gòn trong thời gian 1 tháng.
Ngày 3-4-1975, Thường vụ KBN (Trung ương Cục miền Nam) đã có điện gửi các Khu ủy, P.10, N.50, B.76, các ban, ngành lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa:
“…Nhận được điện này, yêu cầu các KU, TU phát động ngay quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, không được chậm trễ.
Nhận điện thi hành ngay và báo cáo cho biết”(11).
Cũng trong ngày 3-4-1975, mặc dù đang phải ráo riết tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn, nhưng Trung ương Cục miền Nam cũng đã sớm chủ động gửi điện cho Ban Bí thư yêu cầu chuẩn bị khung cán bộ cho tiếp quản Sài Gòn sau giải phóng(12).
Ngày 4-4-1975, sau khi phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đập tan tập đoàn phòng ngự chiến lược của quân đội Sài Gòn tại Vùng 1 chiến thuật, giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang đã nhận lệnh hành quân khẩn cấp vào Nam Bộ tham gia Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn. Riêng Sư đoàn 324 của Quân đoàn 2 được lệnh cần phải ở lại bảo vệ Huế. Cũng trong ngày này, Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên cũng đã nhận được lệnh hành quân gấp vào miền Đông Nam Bộ. Ở Nam Bộ, sau khi giải phóng Chi khu Dầu Tiếng, thị xã An Lộc, Chơn Thành , Đà Lạt, Di Linh và toàn tỉnh Lâm Đồng, Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long đã nhận lệnh cơ động theo đường 20 xuống áp sát tuyến phòng thủ của địch ở Xuân Lộc (Long Khánh). Còn Đoàn 232 cũng đã nhận được lệnh triển khai tác chiến ở khu vực Tây Ninh, Long An, Mỹ Tho nhằm chia cắt chiến lược giữa Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long. Thế trận bao vây chiến lược Sài Gòn từ các hướng đã được hình thành(13).
Ngày 6-4-1975, đồng chí Lê Duẩn đã có điện gửi anh Bảy Cường (đồng chí Phạm Hùng), anh Sáu (đồng chí Lê Đức Thọ): “1. Vì anh Sáu vào chậm, ta lại cần hành động gấp để sự lãnh đạo và chỉ huy được tập trung thống nhất và có sức mạnh, tôi điện cho anh những ý kiến đã bàn nhất trí trong Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương và sự phân công hợp lý nhất trong Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Sài Gòn…”.
Cũng trong ngày 6-4-1975, tại căn cứ ở phía tây thị trấn Lộc Ninh, Thường vụ Trung ương Cục miền Nam cũng đã kịp thời có điện gửi các Khu ủy, Tỉnh ủy, N.50, B.76 và các Thành ủy, Thị ủy, P.10 về “Chỉ đạo tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam”. Bức điện nêu rõ kế hoạch hành động cụ thể cho từng thời điểm trước giải phóng và tiếp quản sau giải phóng(14).
Ngày 7-4-1975, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã có điện gửi Bộ Tư lệnh 559, Tiền phương 559, các sư đoàn, các Đoàn binh khí kỹ thuật trên đường hành quân, Quân đoàn I, Quân đoàn II, anh Tấn:
“Mệnh lệnh
1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.
2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ”(15).
Trên đường Trường Sơn, hằng trăm, hằng ngàn xe nối đuôi nhau chạy suốt đêm ngày, chuyển quân vào tiến đánh Sài Gòn. Tại một đỉnh đèo - nơi gặp nhau giữa hai đường Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, Thiếu tướng Phùng Thế Tài - Phó tổng Tham mưu trưởng, đã cùng cán bộ của công binh, vận tải, quân cảnh, ngày đêm đôn đốc các đơn vị hành quân theo đúng đường, đúng thời gian quy định; giải quyết nhanh chóng các trường hợp ùn xe, tắc đường và quyết định dành đường đi ưu tiên cho từng đơn vị, từng loại xe, từng binh chủng. Đồng chí Phùng Thế Tài đã được anh em cán bộ, chiến sĩ mệnh danh là “ông thần tốc”(16).
Giải phóng Sài Gòn
Ngày 8-4-1975, trong cuộc họp đông đủ của Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh B2, có thêm các cán bộ của Bộ Tổng tư lệnh tham dự, đồng chí Lê Đức Thọ đã phổ biến nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị họp ngày 25-3-1975 ở Hà Nội. Cuối cuộc họp, đồng chí Lê Đức Thọ thông báo quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Bộ chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh; đồng chí Phạm Hùng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam làm Chính ủy; các đồng chí: Thượng tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh B2, Trung tướng Lê Đức Anh - Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Miền, Trung tướng Đinh Đức Thiện - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, làm Phó tư lệnh Chiến dịch; Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền - Phó tổng Tham mưu trưởng được chỉ định quyền Tham mưu trưởng chuyên trách về tác chiến của chiến dịch(17). Sau này, Bộ Chính trị đã quyết định bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó tổng Tham mưu trưởng làm Phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Quang Hòa - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị Chiến dịch.
Cũng trong ngày 8-4-1975, phi công nội tuyến Nguyễn Thành Trung đã lái máy bay F-5E của không quân ngụy ném bom Dinh Độc Lập rồi lái máy bay ra vùng giải phóng, hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long. Sự kiện này báo hiệu sự sụp đổ của chế độ ngụy Sài Gòn là không tránh khỏi.
Ngày 12-4-1975, đồng chí Vũ Lăng - Tư lệnh và đồng chí Đặng Vũ Hiệp - Chính ủy Quân đoàn 3 đến Sở chỉ huy Chiến dịch nhận nhiệm vụ. Trong buổi họp giữa Bộ Tư lệnh Chiến dịch với hai đồng chí này cùng một số cán bộ cao cấp của Bộ chỉ huy Chiến dịch, có ý kiến đề nghị lấy tên Bác Hồ đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Bộ chỉ huy Chiến dịch đã nhất trí gửi một bức điện về Bộ Chính trị đề nghị xin được đặt tên Chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Tới ngày 25-4-1975, theo quy định, mọi công tác chuẩn bị bảo đảm vật chất kỹ thuật cho Chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tướng Đinh Đức Thiện - Phó tư lệnh Chiến dịch và Thiếu tướng Bùi Phùng (Chủ nhiệm Hậu cần Miền), ta đã tổ chức 5 đoàn đảm nhiệm phục vụ chiến đấu trên 5 hướng. Với 10 vạn tấn hàng các loại mới đưa từ miền Bắc vào và trên 6 vạn tấn dự trữ từ trước, khối lượng vật chất kỹ thuật chuẩn bị đã vượt yêu cầu kế hoạch chiến dịch, kể cả phần chuẩn bị cho trường hợp chiến dịch phải kéo dài sang mùa mưa(18).
17 giờ ngày 26-4-1975, khi thế bao vây chiến dịch để tấn công vào Sài Gòn cùng một lúc đã được hình thành rõ rệt và chắc chắn, Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn. Các cánh quân theo các hướng tiến vào Sài Gòn. Bộ chỉ huy Chiến dịch chia làm hai bộ phận. Đồng chí Văn Tiến Dũng và đồng chí Trần Văn Trà chuyển tới Sở chỉ huy tiền phương của chiến dịch để nắm tình hình kịp thời và chỉ huy các hướng tiến quân quan trọng. Sở chỉ huy tiền phương đóng trong một căn cứ cũ của một đơn vị biệt động Sài Gòn, ở tây bắc Bến Cát - một đơn vị đã từng lập nhiều chiến công hiển hách.
Tới ngày 27-4-1975, kể từ đầu tháng 4 - trong khi ta đang khẩn trương mọi mặt chuẩn bị cho cuộc tiến công vào nội đô Sài Gòn theo tinh thần “táo bạo, thần tốc, quyết chiến và quyết thắng”, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu V và Bộ chỉ huy Mặt trận Nam Trung Bộ đã phối hợp tác chiến, chỉ đạo các đơn vị lần lượt đánh chiếm, giải phóng các đảo Cù lao Xanh, Hòn Tre, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Cù lao Thu(19).
Ngày 28-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đã diễn ra được hai ngày, tình hình rất khẩn trương, có nhiều vấn đề cần trao đổi trực tiếp và quyết định ngay, nên đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Phạm Hùng cũng đã từ Sở chỉ huy cơ bản tới Sở chỉ huy tiền phương để cùng tập trung xử lý nhanh chóng các tình huống xảy ra(20).
Để chỉ đạo kịp thời cuộc tấn công chiến lược giải phóng Sài Gòn khi Mỹ đưa tướng Dương Văn Minh ra làm tổng thống, ngay trong ngày 28-4-1975, Thường vụ KBN (Trung ương Cục miền Nam) đã có điện gửi các khu ủy..., nêu rõ âm mưu của Mỹ và chỉ thị kiến quyết tiến công, khởi nghĩa và nổi dậy, giải phóng toàn bộ miền Nam, thống nhất đất nước(21).
Cũng trong ngày 28-4-1975, Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia định đã điện lên Trung ương Cục miền Nam báo cáo công việc chuẩn bị nổi dậy của thành phố đã hoàn tất. Trong ngày và đêm 29 rạng ngày 30-4-1975, trước khi các binh đoàn chủ lực của ta tiến vào nội đô, đã có 107 điểm quần chúng nổi dậy (76 điểm ở nội thành, 31 điểm ở ngoại thành). Các đơn vị Biệt động thành vừa phối hợp chiến đấu với các đơn vị chủ lực, vừa triển khai bố trí tại các tuyến đường trọng điểm để đón bộ đội chủ lực dẫn đường tiến công vào các mục tiêu chính.
10g ngày 29-4-1975, Bộ Chính trị đã có điện “Về tiếp tục Tổng tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch”.
Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, đêm 29, rạng ngày 30-4-1975, các binh đoàn chủ lực bắt đầu tiến công vào nội đô đánh chiếm các mục tiêu trọng điểm. Nhiều trận đánh đã diễn ra rất quyết liệt ngay tại nhiều nơi ở cửa ngõ và ngay trong thành phố như ở ngã tư Bảy Hiền, cổng số 5 sân bay Tân Sơn Nhất, cầu Vĩnh Bình, cầu Bình Triệu, cầu Sài Gòn, cầu Thị Nghè, quận lỵ Gò Vấp, ngã ba Tam Hiệp v.v… Nhiều cán bộ và chiến sĩ ta đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh anh dũng trước giờ đại thắng, trong đó có những cán bộ, chiến sĩ Biệt động thành mang các bí danh, bí số mà cho tới hôm nay vẫn chưa xác minh được tên thật của các chị, các anh.
Một trong những tấm gương sáng chói là đồng chí Hoàng Thọ Mạc - Đại đội trưởng Đại đội 3 xe tăng thuộc Lữ đoàn 202. Đồng chí Hoàng Thọ Mạc đã không hề do dự, nhanh chóng xuống xe để trực tiếp chỉ huy tổ mũi nhọn của bộ binh ta đang tràn lên mặt cầu đánh địch trong tình thế đối phương chống cự điên cuồng và mưu toan phá cầu Vĩnh Bình để ngăn quân ta tiến vào nội đô. Đại đội trưởng xe tăng Hoàng Thọ Mạc cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đã kiên cường bám trụ mặt cầu, chiến đấu giữa đạn lửa khốc liệt của quân thù và đã hy sinh anh dũng. Noi theo tấm gương chiến đấu quên mình của các anh, Đại đội 3 xe tăng và Đại đội 10 bộ binh thuộc Trung đoàn 27 - Sư đoàn 320B đã nhanh chóng điều chỉnh đội hình tác chiến, đồng loạt xông lên chiến đấu và đã chiếm được cầu Vĩnh Bình vào lúc 8g30 ngày 30-4-1975(22).
Vào hồi 9g ngày 30-4-1975, phân đội đi đầu của lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 do Lữ trưởng xe tăng thiết giáp 203 chỉ huy đã tiếp tục chiến đấu để vượt cầu Sài Gòn và sau đó vượt cầu Thị Nghè để tiến về phía Dinh Độc Lập. Lúc 9g45, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3 được Tiểu đoàn 1 xe tăng yểm trợ, đã chia làm hai mũi đánh thẳng vào sân bay Tân Sơn Nhất. Các đơn vị khác của các Quân đoàn 1, Quân đoàn 4 và Đoàn 232 cùng các lực lượng phối hợp cũng nhanh chóng triển khai các mũi tiến công vào các mục tiêu Bộ Tổng tham mưu ngụy, Biệt khu thủ đô, Tổng nha Cảnh sát ngụy, Bộ Quốc phòng ngụy, Dinh Độc Lập v.v…
Vào trưa ngày 30-4-1975, quân ta đã lần lượt đánh chiếm và làm chủ các mục tiêu trọng điểm. Đúng 11g30, lá cờ Giải phóng do Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận - cán bộ của Lữ đoàn xe tăng 203 - kéo lên đã tung bay trên Dinh Độc Lập. Sau đó, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đã đọc bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Sài Gòn đã được giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Lời dạy của Bác Hồ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” đã được thực hiện trọn vẹn.
_____
* Những chữ in đậm và in nghiêng do tác giả nhấn mạnh.
(1) (2) (3) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập VIII Toàn thắng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2013, tr.227-228.
(4) Sđd, tr.341-342.
(5) Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ức của các tư lệnh và chính ủy, NXB Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2005, tr.249.
(6) Đại tướng Hoàng Văn Thái: Những năm tháng quyết định, NXB Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 1990, tr.226; Đảng Cộng sản Việt Nam: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Văn kiện Đảng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, tr.154; Đại tướng Văn Tiến Dũng: Đại thắng mùa Xuân, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, tr.137.
(7) Lê Đức Thọ: Người cộng sản kiên cường - Nhà lãnh đạo tài năng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr.604-605.
(8) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập VIII Toàn thắng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2013, tr.407.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Văn kiện Đảng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, tr.220 (anh Tư Nguyễn là đồng chí Trần Văn Trà).
(10) Sđd, tr.221-224.
(11) Sđd, tr.240 (KU - Khu ủy, TU - Tỉnh ủy).
(12) Sđd, tr.241.
(13) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập VIII Toàn thắng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2013, tr.412-415.
(14) Đảng Cộng sản Việt Nam: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Văn kiện Đảng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, tr.250-258.
(15) Sđd, tr.250-259 (anh Tấn là đồng chí Lê Trọng Tấn).
(16) Đại tướng Văn Tiến Dũng: Đại thắng mùa Xuân, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, tr.155.
(16) Lê Đức Thọ: Người cộng sản kiên cường - Nhà lãnh đạo tài năng, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2011, tr.619; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập VIII Toàn thắng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2013, tr.407.
(17) Đại tướng Văn Tiến Dũng: Đại thắng mùa Xuân, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, tr.179.
(18) Đại tướng Hoàng Văn Thái: Những năm tháng quyết định, NXB Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 1990, tr.261-262.
(19) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập VIII Toàn thắng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2013, tr.380-389.
(20) Đại tướng Văn Tiến Dũng: Đại thắng mùa Xuân, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, tr. 247-248.
(21) Đảng Cộng sản Việt Nam: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Văn kiện Đảng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, tr.320-322.
(22) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập VIII Toàn thắng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2013, tr.480-481.