Sáng 9-3-2014, đại diện Vụ Thi đua khen thưởng Văn phòng Chủ tịch nước đã tới trao thư và lẵng hoa của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng cụ Vũ Tuân Sán (hiệu Tảo Trang), nhà Hán Nôm học - Hà Nội học, tại 34/116 phố Ðại Từ - phường Ðại Kim - quận Hoàng Mai - HàNội, nhân lễ mừng thọ cụ100 tuổi.
Trong thư, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết:
“Thưa cụ! Những giá trị văn hóa tốt đẹp được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc rất cần được nâng cao, phổ biến cho các thế hệ người Việt Nam hiện nay và mai sau.
Là cử nhân Tây học, nhưng cụ say sưa, kiên trì, đi về với ngọn nguồn văn hóa dân tộc, trở thành một trong những nhà Hán Nôm học - Hà Nội học kỳ cựu, có nhiều đóng góp bằng các tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật có giá trị. Cụ đã nêu một tấm gương sáng trong việc cổ vũ thế hệ trẻ kế thừa khí phách và những giá trị văn hóa tốt đẹp của ông cha ta.
Nhân dịp cụ tròn 100 tuổi, kính chúc cụ nhiều sức khỏe và trường thọ; chúc gia quyến và các đồng nghiệp của cụ một mùa xuân mới hạnh phúc, an khang”.
Nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán tuy tốt nghiệp cử nhân Pháp, nhưng lại say mê nghiên cứu Hán Nôm và Hà Nội. Cụlà tác giả của những công trình: HàNội xưa vànay (Trung tâm Nghiên cứu Quốc học), Hà Nội nghìn xưa (đồng tác giả), Danh nhân Hà Nội (đồng tác giả), Thơ Đường (1962), Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Trung tâm Nghiên cứu Quốc học sắp in)..., ngoài ra cụcòn viết hàng chục báo cáo khoa học, luận văn, bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học uy tín. Cụ là ủy viên Hội đồng Khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Quốc học và cây bút uy tín của tạp chí Hồn Việt. Thái độlàm việc cẩn trọng, kỹ càng, tra cứu điển tích, chú thích công phu… nên nhờ cụ nhiều địa danh, tổ nghề, danh nhân được làm sáng tỏ. Vídụ, trước đây mọi người đều tưởng núi Nùng nằm trong công viên Bách Thảo, nhưng theo cụVũ Tuân Sán đó là núi Sưa, còn núi Nùng nằm trong hoàng thành Thăng Long, lànền điện Kính Thiên xưa, đã bị Pháp phá dỡ năm 1886, hiện còn lại hai con rồng đá cóthềm 9 bậc tượng trưng cho vua (VũTuân Sán - HàNội xưa vànay, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2007). Trong công trình hiệu đính Thơ chữHán Nguyễn Du, cụchúthích rất cặn kẽ. Trong bài ĐộPhúNông giang cảm tác (Cảm tác khi qua sông PhúNông): “Sông Phú Nông: tức sông Nông, theo Đại Nam nhất thống chí thuộc tỉnh Hưng Yên, là hạ lưu sông Luộc và cũng là hạ lưu sông Hải Triều, giáp giới huyện Hưng Nhân tỉnh Thái Bình (nay là huyện Hưng Hà) và huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên và cũng là nơi Thượng tướng Trần Khát Chân lập chiến công bắn chết vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga, phá tan đoàn chiến thuyền xâm lược (1390). Rất tiếc Đại Nam nhất thống chí và cảĐồng Khánh địa dư chí chỉ ghi tên Nông giang, không có tên Phú Nông giang. Nhưng sự hiện diện của “cổ lũy” trong thơ cho biết nơi đây từng là chiến địa và nơi nhà thơ từng sống nhiều năm (1789-1795) tại nhà vợ ở huyện Quỳnh Côi có sông Luộc chảy qua, cho phép tin rằng Phú Nông Giang trong thơ với Nông giang trong Đại Nam nhất thống chí là một”. Đólàmột lệ chứng trong hàng trăm lệ chứng.
Những năm 1960, cùng với các cụ Hoàng Tạo, Hoa Bằng, cụ Vũ Tuân Sán đã dịch thơ Đường và đó là một trong những bản dịch thơ Đường uy tín nhất.
 |