Công ước Kế tục quốc gia của Liên Hiệp Quốc không đòi hỏi thừa kế các hiệp định liên quan đến lãnh thổ

Trong vấn đề kế tục quốc gia, một công ước quan trọng của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về việc kế tục quốc gia gần như đã bị các nhà nghiên cứu người Việt Nam và người nước ngoài bỏ qua hay chưa nhắc tới: Công ước Kế tục quốc gia đối với Hiệp ước 1978 (Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties 1978)(1). Công ước này được soạn xong ngày 23-8-1978 và có hiệu lực từ ngày 6-11-1996. Việc kế tục quốc gia (state) khác hẳn với việc kế tục chính quyền dù là việc thay đổi chính quyền mang tính chất thay đổi thể chế, chứ không chỉ có nghĩa là thay đổi người lãnh đạo. Ở đây thay đổi quốc gia là sự thay đổi cơ bản về căn cước pháp lý quốc tế của một quốc gia (state), có thể gồm cả mặt thể chế, chính quyền, công dân và đặc biệt quan trọng là thay đổi lãnh thổ - qua việc phân chia lãnh thổ, hay sáp nhập lãnh thổ của quốc gia trước nó. Bài này sẽ làm sáng tỏ nội dung của Công ước này liên quan đến lãnh thổ và thử áp dụng vào trường hợp Việt Nam, khi ta giả dụ cho cuộc bàn luận này là có một hiệp ước về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc trước đó.

Một số ý niệm cơ bản
Trước tiên cũng cần làm rõ các từ và ý niệm được sử dụng trong Công ước:

1. Quốc gia (state):