Dọc đường văn học

Vũ Cao và giai thoại thơ

Nhà thơ Vũ Cao (1922 – 2007) tên thật là Vũ Hữu Chỉnh, quê ở xóm Tâm – xã Liên Minh – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định. Năm 1946, ông làm báo Vệ Quốc Quân rồi báo Quân Đội Nhân Dân. Từ năm 1954, làm Phó tổng biên tập, Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, rồi làm Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm chính: Sớm nay (thơ – NXB Văn học, 1962), Đèo trúc (thơ – NXB Quân Đội Nhân Dân, 1973), Núi Đôi (thơ – NXB Hà Nội, 1970, tái bản nhiều lần), Ngang dốc núi (thơ – Giải thưởng Nhà nước năm 2001); truyện thơ Chúng ta giải phóng hòa bình; tiểu thuyết Những người cùng làng, Em bé bên bờ sông Lai Vu, Anh em chàng Lược và một số truyện ngắn.

Với Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy

Hồi ký của họa sĩ Ilya Efimovich Repin (*)

Tháng 8 năm 1891, tại trang trại Yasnaya Polyana, tôi chỉ thấy một Tolstoy cực kỳ giản dị. Điều đó thể hiện ở cách ăn mặc của ông: chiếc áo choàng đen may lấy, chiếc quần đen chả có kiểu cách gì, chiếc mũ lưỡi trai cũ kỹ, cặp chân trần xỏ trong đôi giày mõm nhái đã mòn vẹt. Tuy trang phục xuềnh xoàng như vậy, nhưng con người ông toát lên một vẻ oai vệ lạ lùng. Và thoạt nhìn ông thì chẳng một ai nhớ tới lời nhận xét của một thầy giáo làng từng dạy học ở Yasnaya Polyana vào những năm 60: “Thế nào? Đích thị Tolstoy ấy à? Đúng thế, nhưng ông bạn của tôi ơi, đó là vị bá tước trong toàn tỉnh đấy”.

Về nguồn

Hồn Việt xin trích đăng hai bài thơ của nhà thơ Nguyễn Viết Lãm - người con của đất Quảng.

Truyện “mini” của Y Ban

LTS. Nhà văn Y Ban vào nghề với truyện ngắn Bức thư gửi Mẹ Âu Cơ đầy ấn tượng, và gần đây thì đình đám với tập I am đàn bà (Tôi là đàn bà). Chị sống hồn nhiên, khi cần cũng mạnh mẽ khiến giới mày râu vừa yêu mến vừa ngại ngần. Như là để ghi chép lại những câu chuyện vui hay kể khi gặp bạn văn, Y Ban viết một loạt truyện “mini”, mỗi truyện một vẻ, hấp dẫn trí tuệ và sự thân gần, đặc biệt có giá trị xả “stress”… Hồn Việt xin trích giới thiệu một vài truyện “mini” của chị.

Trường hợp Võ Phiến (Trích đăng)

L.T.S: Võ Phiến là một nhà văn chống Cộng nổi danh ở Sài Gòn trước 1975. Qua Mỹ, ông cũng là nhà văn “đàn anh” trong các nhà văn hải ngoại. Nghe nói, lúc mới qua, ông buồn lắm: “Thôi con còn nói chi con/ Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người”. Nhưng rồi trào lưu chống đối ở bên đó lại giục ông cầm bút viết tiếp. Nay thì đã gần chín mươi rồi, bắt đầu lẩn thẩn khi nhớ khi quên theo quy luật tuổi tác.

Con trai ông, nhà văn Thu Tứ Đoàn Thế Phúc, một kỹ sư hàng không, viết bài này, giới chống Cộng phản ứng quyết liệt, cho là “con đấu tố cha”. Như Lê Tất Điều (dưới bút danh Kiều Phong) dọa nếu ông bà Võ Phiến không từ Thu Tứ thì ông ta sẽ tuyệt giao! Cũng chẳng có chi lạ. Chúng ta bình tâm đọc bài này, thì lại thấy một thái độ rất văn hóa, rất trí thức, một nhận thức rất sâu sắc và trách nhiệm về văn chương và tình hình đất nước. Ông Thu Tứ không nói vu vơ, ông nghiên cứu tình hình đất nước, về nước mấy lần để khảo sát, rồi mới viết. Cũng không có “Việt Cộng” nào tuyên truyền, thúc đẩy ông. Tự lương tâm ông thấy như thế nào thì viết ra như thế ấy!

Chủ đề “Cha và con” đã có trong nhiều tiểu thuyết thế giới, như Cha và con của Ivan Turgenev (Nga). Ở đây là vấn đề nhận thức lớn và sâu, liên quan tới cả một thời đại, một thế kỷ. Ông Võ Phiến, theo Thu Tứ, là một người đàng hoàng, tuy quan điểm chính trị là chống đối chế độ, nhưng là một trí thức, ông hẳn cũng không phiền lòng gì con trai. Bởi lẽ, quan điểm khác nhau là một sự thường. Xưa có câu “đương nhân bất nhượng ư sư” (“đứng trước điều nhân thì không nhường thầy”, mà xếp theo thứ tự “quân sư phụ” thì thầy còn đứng trước cả cha!). Trung hiếu nhiều khi không thể lưỡng toàn! Trung với Tổ quốc là hiếu vậy. Huống chi, như Thu Tứ kể, có lần Võ Phiến cũng đã nhắc và khâm phục Hồ Chí Minh, khâm phục dân tộc ta hai lần đánh thắng Pháp và Mỹ. Đó là một sự thật hiển nhiên, dù chống đối bậc nào, có lương tâm lương tri khắc thấy.

Phương chi, ngày nay Tổ quốc đang rộng mở cánh cửa, gác lại quá khứ, hướng đến tương lai.

Chuyện ngày hôm qua đã qua, nay phải bỏ qua để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có những kẻ chống đối hiện hành, chống đối nguy hiểm thì mới phải có thái độ, chứ còn ông Võ Phiến vốn là một nhà văn có tài, do hoàn cảnh lịch sử đẩy đưa mà chống kháng chiến, chống Cộng. Ngay đến như những người chống cộng cực đoan như NCK, PD, mà Tổ quốc còn bỏ qua, tuổi già về lại cố hương là điều vui cuối đời. Mong rằng ông Võ Phiến hiểu cho như thế, để đừng nghe người ngoài mà phiền lòng con cái…

Trong đám đông có một ánh mắt

L.T.S: Chừng mươi năm gần đây, bạn đọc quen Đỗ Bích Thúy với Sau những mùa trăng (tập truyện ngắn - 2001); Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (tập truyện ngắn - 2003); Kí ức đôi guốc đỏ (tập truyện ngắn - 2004); Bóng của cây sồi (tiểu thuyết - 2004); Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (tập truyện ngắn - 2005); Người đàn bà miền núi (truyện vừa - 2008)… Qua trang văn, ta hình dung Đỗ Bích Thúy khiêm kiêm, tự tin, mạch lạc trong tư duy và mãnh liệt. Hầu hết tác phẩm của chị viết về vùng quê Hà Giang nơi chị sinh ra và lớn lên. Văn như những dòng chảy nhiều ưu tư của ký ức.