Ông Đoàn Mai An (bến Ninh Kiều, TP Cần Thơ) hỏi:
- Trong Hồn Việt số 50 (tháng 9-2011) có bài Dịch thơ (chữ Hán) theo lối phóng bút. Đọc thì thấy cũng ngồ ngộ, hay hay, nhưng xin nói thật là tôi không hoan nghênh kiểu dịch như thế. Bảo là mượn ý người xưa để nói lên tâm sự của người nay, thoạt nghe có vẻ xuôi tai nhưng suy ra vẫn không ổn.
Tôi đang tự học thêm chữ Hán nên mong có một bản dịch nghiêm túc, sát với nguyên tác chừng nào hay chừng ấy của bài Loạn hậu ký hữu của Ức Trai. Yêu cầu này của tôi chắc cũng không đến nỗi quá đáng. Xin tạp chí Hồn Việt giúp cho.
TRẢ LỜI: Mặc dầu không đồng y ́hẳn với ông nhưng theo một góc nhìn nào đấy y ́kiến của ông về lối dịch phóng bút cũng rất đáng trân trọng.
Chúng tôi đã tìm được một bản dịch bài thơ Loạn hậu ký hữu có thể nói là rất nghiêm túc của cụ Giản Chi, một nhà Hán học trước đây được nhiều người biết tiếng. Mong rằng bản dịch này đáp ứng được yêu cầu của ông.
Loạn hậu ký hữu
 |
Thủ bút bản chữ Hán và bản dịch của cụ Giản Chi |
Loạn hậu thân bằng lạc diệp không,
Thiên biên thư tín đoạn thu hồng.
Cốviên quy mộng tam canh vũ,
Lữ xá ngâm hoài tứ bích trùng.
Đỗ lão hà tằng vong Vị Bắc,
Quản Ninh do tự khách Liêu Đông.
Việt Trung cô ́cựu như tương vấn
Vị đạo sinh nhai tự chuyển bồng.
Nguyễn Trãi (1380-1442)
Tạm dịch nghĩa:
Sau cơn loạn lạc thân bằng quyến thuộc tan tác như lá bay,
Bên trời không được tin tức gì cả.
Nơi quán xá quạnh quẽ, bốn bề giun dế kêu không dứt.
Muốn về thăm vườn cũ nhưng mưa cứ rả rích suốt ba canh.
Đỗ Phủ lưu lạc phương xa vẫn không quên Vị Bắc.
Quản Ninh lúc nào cũng tự xem là khách trọ đất Liêu Đông.
Ở Việt Trung nếu bạn cũ còn hỏi thăm nhau
Xin nhắn hộ là thần này có khác gì đám cỏ bồng trôi giạt.
Giặc tan, gửi bạn
Loạn dứt, thân bằng rụng tả tơi
Âm hao bằn bặt nhạn bên trời
Lòng thơ, bốn vách trùng eo óc
Sầu xứ, ba canh mưa sụt sùi.
Quản tử Liêu Đông làm khách nữa
Đỗ ông Vị Bắc nhớ quê hoài
Việt Trung có bạn xưa mô hỏi
Nhắn giúp thần ni bèo nổi trôi.
(Giản Chi dịch)
Cụ Giản Chi đã dịch rất nhiều thơ chữ Hán. Ngoài tập Vương Duy thi phật cụ còn dịch khá nhiều thơ Ly ́Bạch, Đỗ Phủ, Trần Tử Ngang. Và có một điều khá bất ngờ là cụ không chê… lối dịch thơ phóng bút. Hồi cụ còn sinh tiền, cách đây gần 20 năm, chúng tôi sang quận 4, TP.Hồ Chí Minh thăm cụ, được cụ đọc cho chép một bài thơ cụ vừa dịch xong và ký ngay tên vào để tặng chúng tôi. Đó là một bài thơ dịch theo lối phóng bút với giọng thơ vừa chua chát vừa nghịch ngợm:
Bài ca Trang Tử gõ chậu
(Trang Tử cổ bồn ca)
Chao ôi! Cái sựđời
Như hoa: tươi rồi héo
Vợ ta chết, ta chôn
Ta chết vợ ta xéo!!
Ruộng, để người khác cầy;
Ngựa, để người khác kéo
Nàng, cho người ta ôm
Thằng nhỏ, người ta véo!
Nghĩ vậy mà đau lòng,
Nhìn nhau mặt toan méo
Nước mắt chả buồn rơi
Rơi cũng chỉ tí tẹo.
NAM VĂN