Hỏi & Đáp

Thực, hư của một bài thơ

Hỏi: Ngày còn nhỏ, tôi được cụ thân sinh chép cho tôi bài thơ chê Thúy Kiều. Tôi có hỏi, tác giả là ai, ông cụ trả lời là của Liễu Văn Đường, cháu ngoại Nguyễn Du, bạn thân của Phạm Quý Thích, người dịch Truyện Kiều. Bài thơ có nội dung như sau:

Tài sắc Kiều nghĩ cũng thừa / Hiển vinh không nhớ Đạm Tiên xưa / Đền ơn còn sót ông Trung lão / Báo oán sao quên chú bán tơ / Bạc gió thoi đưa người nữ thiếp / Mại thân há phải mượn cung tờ?/ Kề vai Tôn Hiến cười không hổ / Ôm gối Từ công khóc chẳng dơ / Có khôn chẳng thẹn Kim xưa / Có ngoan chẳng phải mắc lừa Sở khanh / Hiếu cha chẳng phải bán mình / Có trinh chẳng để Giám Sinh mở hàng?

Xin Ban Hỏi - Đáp vui lòng trả lời cho chúng tôi biết, bài thơ này có phải của Liễu Văn Đường không?

(Lê Minh,
Số 280, xóm Trạm Bom Yên Xá,
xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội)

Tên hiệu Ức Trai của Nguyễn Trãi xuất phát từ đâu?

- Hỏi: Xin cho biết hai chữ tên hiệu Ức Trai của Nguyễn Trãi xuất phát từ đâu, có ý nghĩa thế nào?

Trương Thanh Trâm
(Lớp Cao học Văn học Việt Nam
– Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)

Tác giả "Truyền kỳ mạn lục" là Nguyễn Dư hay Nguyễn Dữ?

Nguyễn Văn An ở Bình Dương, hỏi: Trong quyển Từ điển Văn học - Bộ mới, xuất bản năm 2004, chúng tôi thấy ông Bùi Duy Tân đã ghi tác giả quyển Truyền kỳ mạn lục là NGUYỄN DỮ. Chúng tôi không biết tên gọi ấy có đúng không hay do phiên âm sai từ sách xưa viết bằng chữ Hán?

Sương siu

HỎI:

Trong quyển Chinh phụ ngâm bị khảo, ở bản dịch F (Khuyết danh) có hai câu:

Kìa xem đôi én dập dìu,

Trọn mùa ríu rít sương siu đầu rường.

GS Hoàng Xuân Hãn đã phiên âm hai chữ  霜 超  là sương siu và đã chú thích là bịn rịn.

Chúng tôi đề nghị tạp chí Hồn Việt cho biết phiên âm và chú thích như vậy có đúng không?

Đào Văn Bích

(TP.HCM)

Sương Nguyệt Anh

Bạn đọc Nguyễn Đức Trung, Thành phố Hồ Chí Minh, hỏi: Hôm đầu tháng 6 vừa qua, tôi và người bạn đi xe taxi, nói với ông tài xế cho lại đường Sương Nguyệt Anh thì người lái xe sửa lại tôi rằng “đường Sương Nguyệt Ánh”. Tôi có bảo với ông tái xế rằng: “Phải là Sương Nguyệt Anh mới đúng!”. Đối với sự sai lầm ấy, tôi mong Hồn Việt có bài viết rõ ràng để bạn đọc hiểu rõ hơn. Xin cảm ơn.

Số liệu chính xác số Tiến sĩ được khắc trên bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Võ Văn Lực (thôn 3 - xã Hà Tam - huyện Đakpơ - Gia Lai) hỏi: Trên Tạp chí Hồn Việt số 32 (tháng 2/2010), ở trang 11, trong bài Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tác giả Nguyễn Quảng Tuân có cho biết trong 82 tấm bia còn lại có khắc tên 1.323 Tiến sĩ. Tôi được biết trên một số tài liệu khác, cụ thể là quyển Tự điển Bách khoa Việt Nam, tập I, trang 214 có ghi “… 82 bia khắc tên 1.304 Tiến sĩ”, còn trên sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 5, Nxb Giáo Dục ghi là 1.306 Tiến sĩ”.

Vậy số liệu nào chuẩn xác? Rất mong sự hồi âm của Hồn Việt.

Quyển Các triều đại Việt Nam sai lầm qua 5 lần in?

Độc giả Lê Khuynh (Số nhà 280, xóm trạm bom Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) hỏi:

Tôi đã đọc quyển Các triều đại Việt Nam của hai soạn giả Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng do Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản lần thứ 5, năm 1999. Cuốn sách mang nhiều sự kiện lịch sử quan trọng nên không thể để sai lầm qua 5 lần in. Chúng tôi xin lấy mấy thí dụ như sau:

1. Về năm sinh của Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ): sách đã ghi là năm 947 (trang 79).

2. Về thời gian trị vì: sách đã ghi: Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm, thọ 55 tuổi (trang 81). Chúng tôi xin hỏi soạn giả Quỳnh Cư: “Nếu vua Lý Thái Tổ sinh năm 947 và thọ 55 tuổi thì nhà vua phải băng hà vào năm 1002. Như vậy, vua Lý Thái Tổ đâu còn sống đến năm 1010 để có thể dời đô từ Hoa Lư ra Đại La được?”.

3. Về năm sinh của vua Lê Thánh Tông và vua Lê Hiến Tông: Soạn giả Đỗ Đức Hùng đã ghi: “Vua Lê Thánh Tông sinh năm Nhâm Tuất (1442), trị vì 36 năm và thọ 56 tuổi. Năm Quang Thuận thứ 3 (1426) con là Tranh sinh năm 1421 được lập lên làm Hoàng thái tử năm Quang Thuận thứ 3 (1426). Sau khi Lê Thánh Tông băng hà, Thái tử Tranh lên nối ngôi năm 1426 tức là vua Lê Hiến Tông”.

Như vậy thì vua Lê Hiến Tông lên ngôi trước ngày sinh của vua cha là 16 năm và trước ngày sinh của ông là 35 năm (trang 187).

4. Về dòng dõi chúa Trịnh: Soạn giả Đỗ Đức Hùng đã viết: “Vua Mạc từng sai tướng của mình là Mạc Kinh Điển đem quân vào đánh Thanh Hóa đến 10 lần. Ngược lại quan Trịnh cũng kéo ra đánh đến Sơn Lam trước sau 6 lần vào năm Kỷ Mùi (1959) (trang 274).

Chúng tôi không hiểu soạn giả Đỗ Đức Hùng có lạc ở hành tinh nào không? Viết sử như vậy quả là bất cẩn!

Chúng tôi xin Tạp chí Hồn Việt cho chúng tôi được biết ý kiến về những sai lầm trên. Xin thành thật cảm ơn.