Hỏi & Đáp

Kiều – Génibrel

HỎI: Tạp chí Hồn Việt số 16 (Tháng 10/2008), có đăng bài Génibrel đã dịch sai nhiều câu thơ trong Truyện Kiều của ông Nguyễn Quảng Tuân. Chúng tôi xin có mấy ý kiến muốn được hỏi ông như sau:

1. Một điều là một vận vào khó nghe (c.112)

Bản Truyện Kiều của Vũ Ngọc Khánh do NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội in năm 1994 cũng chép như vậy. Nhưng ở Truyện Kiều chú giải của Đào Duy Anh do NXB Văn học Hà Nội in năm 1979 và Truyện Kiều của NXB Thanh niên in năm 1999 lại in là: Một lời là một vận vào khó nghe.

Vậy theo ông câu nào đúng, câu nào sai?

2. Câu: Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành ông đã ghi số thứ tự là 676 trong khi các bản Truyện Kiều chú giải của NXB. Văn học 1979 và Truyện Kiều của NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội năm 1994 đều đánh số thứ tự câu ấy là 674. Vậy ông đã căn cứ vào văn bản nào lại đánh số chệch như vậy?

3. Câu 2971 ở trong bài viết của ông đã được chép là Trót lòng dấy việc chông gai nhưng ở trong bản Truyện Kiều chú giải của NXB VH - Hà Nội - 1979 lại chép là: Trót đà gây việc chông gai. Ở hai bản Truyện Kiều của NXB VHTT - 1994 và của NXB TN - 1999 lại in là: Trót lòng gây việc chông gai. Trong những câu trên, mỗi câu đều có một từ chọi nhau: lòng, đà, dấy, gây.

Vậy câu nào chuẩn hơn cả? Mong ông vui lòng giải đáp cho. Xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Tiến Lãm
55B Phố Đồng Xuân – Thành phố Hải Dương

HV126 - TRẢ LỜI BẠN ĐỌC

HỎI: Trong bài viết Hãy cùng gióng hồi chuông tưởng nhớ… trên tạp chí Hồn Việt số 125 (tháng 5-2018) có in câu thơ của Lê Bá Dương: “Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ”. Nhưng tôi thấy có bản khác ghi “Đò xuôi Thạch Hãn ơi chèo nhẹ”. Vậy câu nào là chính xác?

Lê Hữu Hiếu (51 Nguyễn Huệ, P.Đức Nghĩa, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận)

HV102 - TRẢ LỜI BẠN ĐỌC

NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO trả lời

Hồi hương ngẫu thư, đâu là thông điệp thẩm mỹ đích thực

Trong bài “Hồi hương ngẫu thư, đâu là thông điệp thẩm mỹ đích thực” của TS Phạm Tuấn Vũ (ĐHSP Vinh) – Nghiên cứu văn học số 04/2007 cho biết trong Ghi nhớ của Sách giáo khoa (lớp 7) viết: “Bài thơ biểu hiện… tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc mới đặt chân về quê cũ” và “tất cả những bài viết phân tích bài thơ này mà tôi được biết đều hiểu bài thơ theo hướng đó” (tr.129). TS Phạm Tuấn Vũ viết: “Cách hiểu đó (“tình yêu quê hương”) thực ra chưa khám phá được giá trị cốt lõi của bài thơ (tr.132). Nhưng TS chỉ nói đến đó rồi dừng, nên giáo viên chúng tôi cũng chưa rõ “thông điệp thẩm mỹ đích thực”, “giá trị cốt lõi”, “triết lý kín đáo” của bài thơ là gì?. Xin Hồn Việt cho biết ý kiến.

Nguyễn Xuân Thành (Hoàng Hoa Thám, Q. Bình Thạnh)