Hỏi & Đáp
Hai tiếng “hủ tíu” có phải do tiếng Quảng Đông mà ra?
Hỏi: Xin cho biết, hai tiếng hủ tíu (hay hủ tiếu) có phải là do tiếng Quảng Đông mà ra hay không?
(Tâm Phúc – TP. HCM)
Đảo ngữ
Công nguyên? trước và sau Công nguyên? chữ "t" trong địa danh thành phố Hồ Chí Minh
Hỏi:
Công nguyên là gì? Công nguyên có phải là kỷ nguyên Công giáo không? Thế nào là trước Công nguyên và sau Công nguyên? Có người cho rằng dùng sau Công nguyên là sai? Xin Tạp chí cho biết ý kiến.
Chữ “t” trong địa danh thành phố Hồ Chí Minh có viết hoa không? Tại sao địa danh này đã có tên mới từ lâu là thành phố Hồ Chí Minh nhưng nhiều người vẫn gọi là Sài Gòn theo tên cũ. Xin hỏi, gọi như vậy có hợp lý không?
Nguyễn Thị Mỹ Dung (TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp)
Chữ PHONG mà giảng là gió thì có đúng không?
Hỏi: Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu ở chương thứ tư, mục Những điều giản yếu về Kinh Thi, Giáo sư Dương Quảng Hàm đã giảng Quốc phong như sau: “Quốc nghĩa là nước (đây là các nước chư hầu đời nhà Chu); phong nghĩa đen là gió; ý nói các bài hát có thể cảm người ta như gió làm rung động các vật. Vậy quốc phong là những bài ca dao của dân các nước chư hầu mà đã được nhạc quan của nhà vua sưu tập lại”. Chúng tôi muốn hỏi: Chữ phong mà giảng là gió thì có đúng không?
(Lê Văn Tâm – Hà Nội)
Cách viết hình tượng chữ VẠN như thế nào là đúng? Xuất xứ và ý nghĩa của nó?
Hỏi: Cách viết hình tượng chữ VẠN (卐) hay (卍) bên Phật giáo, tôi có tra trong các từ điển chữ Hán nhưng mỗi cuốn lại viết khác nhau. Thậm chí tại các chùa Phật giáo viết cũng không thống nhất. Vậy xin ông cho biết cách viết thế nào là đúng và cho biết thêm về xuất xứ và ý nghĩa của nó.
(Lại Văn Hải - TP. Hồ Chí Minh)
Bài thơ Tiếng thu
Nguyễn Văn Quang – Thành phố Hồ Chí Minh hỏi:
Nhân dịp Giáo sư Nhật Bản Numano Mitsuyoshi, Đại học Tổng hợp Tokyo tới Thành phố Hồ Chí Minh cuối tháng 9 vừa qua, chúng tôi có gặp một người Nhật trong phái đoàn và trong câu chuyện giao lưu văn hóa, tôi có hỏi đến bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được dịch sang tiếng Nhật. Người Nhật đó nói có biết bài dịch đó. Xin ban Hỏi - Đáp của Tạp chí Hồn Việt, nếu có được bài thơ dịch ấy vui lòng chép lại cho chúng tôi và chúng tôi cũng xin hỏi, trong vấn đề giao lưu văn hóa, trước kia Lưu Trọng Lư có lấy cảm hứng từ một bài thơ xưa nào của Nhật không? Nhưng Lưu Trọng Lư không biết tiếng Nhật nên Nguyễn Vỹ hồi đó cho rằng ông đã mượn ý qua một bản dịch sang tiếng Pháp. Nếu ban Hỏi - Đáp có được bài dịch sang tiếng Pháp cũng xin chép lại cho chúng tôi được biết. Xin thành thật cảm ơn.
Bài thơ Kiều Nguyệt Nga đưa cho Lục Vân Tiên
Bà CAO MINH NGUYỆT (Cité des Magnolias, Auvers – sur – Oise, Pháp) hỏi: Tôi đọc truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn nói về Lục Vân Tiên từ tạ Tôn sư, xuống kinh đô ứng thí.