HV103 - Trung Quốc và "Hồ sơ Panama"

Ngày 3-4-2016, hàng trăm phương tiện truyền thông trên thế giới đồng loạt công bố tin tức liên quan đến một tài liệu quan trọng mà nay được gọi là “Hồ sơ Panama”. Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama thành lập đã được gần 40 năm. Công ty này đã giúp thành lập 214.000 công ty vỏ bọc mở rộng và phát triển ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có 8 chi nhánh ở Trung Quốc (Thâm Quyến, Ninh Ba, Thanh Đảo, Đại Liên, Thượng Hải, Hàng Châu, Nam Kinh và Tế Nam), 14.000 khách hàng tìm kiếm sự giúp đỡ của công ty này nhằm che giấu tài sản của họ. Những khách hàng này ở 200 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có 143 khách hàng là các chính trị gia, 12 khách hàng hiện là lãnh đạo các quốc gia và khu vực.

Hiện nay mọi người đổ dồn sự chú ý vào Trung Quốc. Năm ngoái 1.000 tỉ USD của Trung Quốc đã chảy ra nước ngoài. Trong tài liệu này có nhắc tới 4 thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc, có gia tộc của 9 vị Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Anh rể của Chủ tịch Tập Cận Bình, Đặng Gia Quý, từ năm 2004 đến 2009 đã thành lập 3 công ty vỏ bọc ở nước ngoài. Hiện nay 1 công ty đã đóng cửa, 2 công ty còn lại đã ngưng hoạt động, nhưng tên công ty vẫn chưa bị xóa bỏ, mà ngừng hoạt động vào năm 2012, sau khi ông Tập lên làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Gia tộc thứ hai là ông Trương Cao Lệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng. Con rể ông là Lý Thánh Bát có 3 công ty ở nước ngoài là cổ đông của công ty thành lập ở quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI). Con dâu ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, là Giả Lệ Thanh, là giám đốc và cổ đông của một công ty ma có tư cách pháp nhân ở BVI. Ngoài ra trong “Hồ sơ Panama” còn có tên của người thân của 6 vị cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trần Đông Thăng, cháu ngoại Mao Trạch Đông, đứng thứ 19 trong số 500 người giàu có nhất năm 2012. Anh ta sở hữu 5 tỉ NDT. Anh ta kết hôn với cháu ngoại Khổng Đông Mai, là một trong những người sáng lập công ty China Guardian Auctions đồng thời có công ty vỏ bọc ở nước ngoài. Cố Tổng bí thư Hồ Diệu Bang có con trai là Hồ Đức Hoa đã đăng ký thành lập công ty Fortalent International Holdings tại BVI, là cổ đông, giám đốc và sở hữu công ty này. Con rể, con trai của cựu Thủ tướng Lý Bằng đều đăng ký công ty ở BVI. Ôn Văn Tùng, con trai của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và con rể ông là Lưu Xuân Hàng đều đăng ký công ty ở BVI. Tăng Khánh Hoài, em trai Tăng Khánh Hồng, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị có đăng ký 1 công ty ở BVI là Chinese Culture Exchange Association Ltd. Cuối cùng là cựu Chủ tịch Chính Hiệp Giả Khánh Lâm có cháu gái tên là Lý Tử Đan đã đăng ký 2 công ty tại BVI khi cô còn là sinh viên đại học Stanford. Những người còn rất trẻ như cháu của Mao Trạch Đông, Giả Khánh Lâm rất giàu có ở nước ngoài. Tại sao họ phải gửi tiền ra nước ngoài? Tất nhiên đó không phải là điều bình thường. 1.000 tỉ USD tức là ¼ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã bị chuyển ra nước ngoài, phần lớn là chuyển qua Bắc Mỹ để đầu tư vào bất động sản ở Mỹ và Canada. Số tài sản ở nước ngoài này từ đâu mà có? Tất nhiên là tiền tham nhũng. Số tiền mà họ biết là không chính đáng này, họ đã tìm cách giấu đi, tìm cách “rửa” số tiền này, và tìm mọi cách chuyển ra nước ngoài. Phần lớn tài sản trong công ty Mossack Fonseca là của Trung Quốc. Sau khi chuyển ra nước ngoài, số tiền này dùng để mua tài sản, nhà đất và sau khi rửa tiền thì đầu tư trở lại Trung Quốc. Họ thu lãi to từ đầu tư bất động sản, tài chính, thị trường chứng khoán. Khi có dấu hiệu bất thường thì họ liền rút vốn khỏi Trung Quốc.

“Hồ sơ Panama” với những tiết lộ động trời đó đã tạo nên một cơn sốt trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Trung Quốc tăng cường đối phó bằng các biện pháp nghiêm ngặt. Không có cách nào giải thích với dân chúng về những khoản tài sản kếch sù như vậy của những người thân lãnh đạo được giấu ở nước ngoài, không thể nào giải thích tầng lớp lãnh đạo đã tham nhũng biến chất như vậy. Hiện nay, do sự bất công giàu nghèo đang tăng lên thì không những ở Trung Quốc mà trên toàn cầu nổi lên phong trào “chiếm phố Wall”. Dù tự nguyện hay bị bắt buộc thì trước tình hình này và trước viễn cảnh suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, lãnh đạo Trung Quốc nhất định phải có đối sách và có sự thay đổi.

ANH QUÂN tổng hợp