Tháng 4 năm 2015, Khổng Khánh Đông - giáo sư chuyên giảng dạy văn học hiện đại, đương đại Trung Quốc ở Đại học Bắc Kinh, đưa lên trang web của mình bức ảnh đen trắng chụp một bé trai và một bé gái mặc áo bông, kèm theo câu viết: “Hư cấu văn học có thể thay đổi ký ức chân thực. Nhà văn Mỗ từng viết mình hồi nhỏ chịu đói chịu rét. Đây là ảnh của ông ấy chụp mùa xuân năm 1962”.
Tuy Khổng Khánh Đông không nêu tên nhà văn nhưng dân mạng biết ngay, bé trai trong ảnh chính là Mạc Ngôn. Mạc Ngôn thường nhiều lần kể công khai trong tác phẩm: bản thân hồi nhỏ “chịu đủ mọi nỗi đói, rét cơ cực, chẳng có quần áo mà mặc”. So với Mạc Ngôn bây giờ, bé trai cũng có khuôn mặt vuông, lại còn có áo bông mặc trong ngày rét.
Sau khi đưa ảnh lên mạng, Khổng Khánh Đông lại chuyển đăng bình luận của một dân mạng làTần Sư Danh Việt về bức ảnh: “Sau khi được trao giải Nobel, Mạc Ngôn mạnh mồm nói khoác, rằng hồi nhỏ nghèo đến nỗi mình trần, chạy rông như chó con, tìm những gì có thể ăn được nhét vào mồm; trước 10 tuổi không biết chụp ảnh là gì. Dân mạng khui được bức ảnh Mạc Ngôn hồi 8 tuổi chụp chung với chị họ, trắng trẻo, béo tốt, áo bông mặc vừa người”. Tiếp đó, khi trả lời câu hỏi của một dân mạng, giáo sư Khổng nói: “Nếu không nói khoác, không bôi nhọ thì chẳng những không được trao giải thưởng mà cả đến viết bài, xuất bản cũng khó”.
Trang web của giáo sư Khổng đã gây nên cuộc bàn luận sôi nổi trên mạng. Dân mạng Lõa Thể Đích Ngư Phủ viết: “Ảnh chụp vào mùa xuân năm 1962 chính là thời kỳ bi thảm nhất trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, được gọi là thời ba năm khốn khó, cả nước chết đói đầy đồng”. Dân mạng khác đưa ra câu chất vấn: “Từ phim ảnh đến văn học đều thông qua việc bôi xấu hình tượng người trong nước mà được trao cái gọi là giải quốc tế lớn. Có lẽ chỉ biểu hiện sự ngu muội và vật chất của người Trung Quốc thì mới được thế giới phương Tây tán đồng. Người phương Tây có thể nghĩ như thế, nhưng chúng ta có thể dựa vào việc chà đạp dân mình để giành được cái gọi là thành tích không?”.
Phía ủng hộ Mạc Ngôn thì nói, dù nghèo nhưng khi chụp ảnh cũng mượn quần áo mà mặc; nhà báo Tây Pha cho biết, Mạc Ngôn không hề giấu, ông đã đăng công khai bức ảnh trong bài tản văn Kể từ chụp ảnh và nói rõ về bức ảnh này v.v…
Thế là vấn đề Mạc Ngôn lại trởvề với điểm ngờ mà Hoàn Học Văn, thạc sĩ triết học người Đức gốc Hoa, ngày 1-11-2012 nêu ra trong bài “Tố chất văn học” của Mạc Ngôn? Đặt dấu hỏi như thế về Mạc Ngôn bởi khi được hỏi về “điểm nào trong tác phẩm của ông đã đánh động ban giám khảo”, nhà văn đoạt giải Nobel văn học năm 2012 Mạc Ngôn trả lời: “Tôi nghĩ, chủ yếu nhất là tố chất văn học của tôi”. Câu trả lời này đã gây nên tranh luận kịch liệt trong một thời gian, tưởng đã lắng xuống nhưng sau hơn ba năm lại dấy lên vì vấn đề quả thật chưa ngã ngũ.
Hoàn Học Văn lấy một tác phẩm cụ thể, quan trọng, tiêu biểu của Mạc Ngôn là Đàn hương hình để phân tích điều ngờ vực đã nêu. Bà viết: “Một tờ báo của Mỹ cho rằng tác phẩm của Mạc Ngôn ‘thô tục hạ lưu’, theo kinh nghiệm đọc của tôi về ‘tác phẩm mạnh’ làĐàn hương hình thì nhận xét như vậy không quá mức. Chưa nói đến những tác phẩm khác của Mạc Ngôn, chí ít quyển Đàn hương hình cũng là rác, hơn nữa là rác cần thanh trừ ngay… Lần này cố đi vào ngôn ngữ của Mạc Ngôn, thô thì bất tất phải nói, hơn nữa còn rất tệ… Điểm nổi bật nhất về ngôn ngữ trong Đàn hương hình là tạp nham, tạp nham không hợp tình lý. Ví như đoạn đối thoại giữa Viên Thế Khải và đao phủ Triệu Giáp ởchương 4, trang 106-107:
Triệu Giáp: Không biết đại nhân muốn kẻ mọn này làm việc gì?
Viên đại nhân: Con mẹ ngươi, ngươi là tên đao phủ thì còn biết làm gì nữa.
Triệu Giáp: Không dám giấu đại nhân, kẻ mọn này sau khi chấp hình ở Thiên Tân thì cổ tay bị bệnh, đã (dĩ kinh) không cầm nổi đao được nữa.
Viên đại nhân: Cả ghế rồng còn bê được, sao lại không cầm nổi đao? Hay vì thái hậu triệu kiến một lần mà ngươi thật sự đãthành Phật ngay được?
Triệu Giáp: Đại nhân, kẻ mọn đâu dám. Kẻ mọn là đồ giống như chó lợn (trư cẩu nhất dạng đích đông tây), vĩnh viễn không thành Phật được.
Viên đại nhân: Ngươi mà thành Phật thì cả ô quy, vương bát đản(1) cũng thành Phật được.
Trong đoạn đối thoại trên, Mạc Ngôn khiến trọng thần của triều đình là Viên đại nhân thô lỗ hơn cả ‘súc sinh’ Triệu Giáp”.
Mạc Ngôn thường khoe giỏi vận dụng toàn ngôn ngữ dân gian, nhưng Hoàn Học Văn chỉ ra dân gian không nói dĩ kinh, vĩnh viễn, nhất dạng đích đông tây, đó là văn viết; chấp hình là từ nửa cổ nửa kim, hành hình mới là từ thông dụng.
Hoàn Học Văn vạch tiếp: “Nhân vật nữ chính My Nương kể: ‘Tôi ngủ với Tiền đại lão gia mấy năm liền, tiếp thu được rất nhiều ảnh hưởng văn hóa’ (tr.33); ‘mấy năm nay gần gũi Tiền đại lão gia, kiến thức của tôi đích xác có tiến bộ rất lớn’. Những câu này đều không phù hợp với cách ăn nói của một cô gái nông thôn đong đưa như My Nương… Lại như Tiền đại nhân, huyện trưởng huyện Cao Mật, kể với vợ về Triệu Giáp: ‘Hắn là đệ nhất đao của triều Đại Thanh, là cao thủ chặt đầu người, là chuyên gia tinh thông hình phạt tàn khốc nhiều đời, hơn nữa còn có điều phát minh, có điều sáng tạo’ (hữu sở phát minh, hữu sở sáng tạo - tr.5). Đưa từ ngữ tuyên truyền chính trị trong Thực tiễn luận của Mao Trạch Đông vào lời kể của người trăm năm trước, tác giả tuy thừa tình cảm kích động khi sáng tác nhưng thiếu tri thức văn hóa… Mạc Ngôn không những nghèo về ngôn ngữ văn tự mà còn nghèo về sức tưởng tượng và khung tri thức. Khi hành hình, Triệu Giáp bôi máu gà lên mặt, tác giả cho hắn nói là ‘đểbảo trì nhất trí với tổ sư’. Tổ sư là thần linh chứ đâu phải người lãnh đạo Đảng? Công phu văn hóa hương thổ của nhà văn hương thổ Mạc Ngôn thua xa tu dưỡng về văn hóa Đảng của ông ấy...”(2).
Nhà tiểu thuyết Anna Sun đăng bài Ngôn ngữ bệnh thái của Mạc Ngôn (The Diseased Language of Mo Yan) trên tạp chíMỹKenyon Review nêu những khuyết điểm về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn và phân tích vì sao chúng không xứng được trao giải Nobel. Bà không nói cụ thể một tác phẩm nào, chỉ đưa ra mấy kết luận: tiểu thuyết của Mạc Ngôn thiếu nghiêm trọng cái “tín niệm mỹ học” mà các nhà văn Anh ngữ dùng để ghi chép về thời thế gian nan. Vì Mao Trạch Đông trong thời gian cách mạng văn hóa đã cải tạo Hán ngữ nên ngôn ngữ của Mạc Ngôn trong tác phẩm mới nhiễm bệnh, cắt đứt hẳn với truyền thống văn học vĩ đại của Trung Quốc. Bệnh thái ấy thể hiện ởpha trộn nhiều loại ngôn ngữ khác nhau (cũ, mới, thô lỗ, thanh nhã, cách mạng hóa). Người dịch chủ yếu tác phẩm cho ông là Howard Goldblatt đã sáng tạo nên một thể văn dịch cao siêu về mặt nghệ thuật hơn hẳn nguyên tác. Theo nhà Hán học Kubin người Đức, Howard Goldblatt dùng một phương thức dịch hết sức khôn khéo, không phải dịch từng chữ, từng câu, từng đoạn mà là dịch “chỉnh thể”. Howard Goldblatt biết rất rõ nhược điểm của tác giả nên đã chỉnh lý lại tất cả sau đó mới dịch sang Anh văn. Vì thế Anna Sun gợi ý nên lý giải như thế nào về phong cách văn chương của Mạc Ngôn khi thông báo của Hội đồng xét giải Nobel văn học gọi đó là “chủ nghĩa hiện thực ảo giác” (hallucinatory realism).
Perry Link, giáo sư nghiên cứu văn học Trung Quốc ở Đại học Princeton (Mỹ) đăng bài Nhà văn ấy có xứng với giải Nobel không? trên tờ Bình sách New York (New York Review of Books) tán thành ý kiến của Anna Sun. Sau này trong bài Lại nói về Mạc Ngôn: chính trị đãảnh hưởng đến nhà văn này bằng phương thức nào? để trao đổi lại với Charles Laughlin, giáo sư văn học Trung Quốc ở Đại học Virginia (Mỹ) viết trong bài Những người phê bình Mạc Ngôn sai ở chỗ nào?, Perry Link cho biết nếu được chọn, ông sẽ không chọn Mạc Ngôn; những nhà văn khác như Chung A Thành, Giả Bình Ao, Vương An Ức, Liêu Diệc Vũ, Vương Sóc còn ưu tú hơn Mạc Ngôn.
Những người phản đối hay ủng hộ Mạc Ngôn cũng nói đến ý nghĩa chính trị của giải Nobel. Điều này có thể thấy ngay trong diễn văn của ông Paul Wasilewski, Chủ tịch hội đồng chấm giải Nobel văn học, đọc trong buổi trao giải: “Mạc Ngôn là nhà thơ,… ông dùng cách viết trào lộng và châm biếm công kích sai lầm của lịch sử và hư ngụy, nghèo nàn của chính trị. Ông có kỹ xảo phơi bày mặt đen tối nhất của nhân loại… Mạc Ngôn có sức tưởng tượng không gì so sánh nổi… Ông hiểu biết về cơ bản tất cả những sự việc liên quan đến đói khát. Những khổ đau của Trung Quốc thế kỷ XX xưa nay chưa bao giờ được miêu tả thẳng thắn như thế… Ông cho chúng ta thấy một thế giới không có chân lý, tri thức thông thường hoặc sự đồng tình. Con người trong thế giới ấy lỗ mãng, không nơi bám víu và đáng cười. Hành vi đồng loại tương tàn lặp đi lặp lại trong lịch sử Trung Quốc chứng minh cho những khổ nạn đó…, chỉ có ông mới có thể vượt qua cấm kỵ để miêu tả, thuật kể…”.
Charles Laughlin nói rõ hơn: “Giải Nobel văn học thường trao cho những nhà văn kịch liệt phản đối áp bức chính trị…, giải thưởng này rất ít khi trao cho nhà văn đến từ các nước xã hội chủ nghĩa và giữ quan hệ tốt đẹp với nhà cầm quyền. Ngoài Mạc Ngôn, tôi nghĩ chỉ có nhà văn Liên Xô Mikhail Solokhov nhận giải thưởng năm 1965 là ngoại lệ”(3).
Chính vì vậy dân mạng Trung Quốc mới phản ứng mạnh mẽ, phê bình không chỉ đích danh rằng: “Miêu tả lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc thành địa ngục trần gian, miêu tả người Trung Quốc từ cổ chí kim, từ trên chí dưới thành động vật dã man để được nhận giải Nobel, được phương Tây ưa thích”(4).
Trong khi đó, Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Thiết Ngưng lại tỏýbênh vực vàcho rằng: “Trong hơn ba mươi năm sáng tác, Mạc Ngôn luôn đi trước trong việc tìm tòi và sáng tạo văn học. Tác phẩm của ông từ đầu chí cuối bắt rễ ởmảnh đất quê hương, tầm mắt của ông cũng chưa bao giờ cự tuyệt ngoại lai. Từ số phận, phấn đấu, khổ nạn, bi hoan hàng trăm năm của dân tộc, ông tiếp thu sức mạnh tư tưởng rồi khai thác không gian tưởng tượng và cảnh giới nghệ thuật của văn học Trung Quốc với khíthếmạnh mẽtuôn trào khác lạ. Câu chuyện Trung Quốc do ông kể tràn đầy tình cảm nhân loại hồn hậu và bi thương. Mạc Ngôn đoạt giải Nobel chứng tỏ văn đàn quốc tế quan tâm, chú ý tới văn học và nhà văn Trung Quốc, chứng tỏ văn học Trung Quốc có ý nghĩa thế giới”(5). Phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Hà Kiến Minh cũng cho rằng: “Mạc Ngôn được trao giải Nobel là sự khẳng định của Hội đồng xét giải đối với cách viết hiện thực chủ nghĩa truyền thống của Trung Quốc. Đó là điều mà nhà văn các đời và văn học hiện thực Trung Quốc quan tâm, đề xướng, cũng phù hợp với trào lưu phát triển của văn học thế giới”. Theo ông, phong cách sáng tác của Mạc Ngôn kế thừa tác phong nhất quán trong sáng tác của thế hệ nhà văn lão thành Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Ba Kim v.v…(6).
_____
(1) Chỉ đàn ông bị cắm sừng, không ra gì.
(2) Theo www.epochetimes.com
(3) Bài Những người phê bình Mạc Ngôn sai ở chỗ nào? trên ChinaFile ngày 11-12-2012.
(4) Tọa đàm văn nghệtrung ương trên blog.sina. com.cn, ngày 19-10-2014.
(5) Theo culture.people.com.cn
(6) Theo book.sina.com.cn