Năm 2015, một sự kiện quan trọng của văn học Trung Quốc là Bài nói chuyện trong buổi tọa đàm về công tác văn nghệcủa Tổng bí thư Tập Cận Bình. Bài nói chuyện trình bày sâu sắc sứ mệnh trọng đại của văn nghệ và công tác văn nghệ, giải đáp một loạt vấn đề quan trọng về phát triển phồn vinh văn nghệ, làm phong phú và phát triển quan điểm văn nghệ mácxít và lý luận văn nghệ xã hội chủnghĩa, nâng cao nhận thức có tính quy luật về công tác văn nghệ thời kỳ mới của Trung Quốc.
Từ Bài nói chuyện, các nhà văn đã đi theo phương hướng lấy nhân dân làm trung tâm sáng tác, thâm nhập cuộc sống, bắt rễ ở nhân dân, kể tốt câu chuyện của Trung Quốc, thực hiện giấc mộng nước nhàgiàu mạnh, dân tộc chấn hưng, nhân dân hạnh phúc. Thành quả văn học Trung Quốc năm 2015 như sau:
Tiểu thuyết
Sáng tác truyện dài thông thường được coi làtiêu biểu cho tình hình sáng tác văn xuôi trong năm. Nhàphê bình Lôi Đạt, Chủ tịch Hội Nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc, cho biết, truyện dài năm 2015 vẫn nối tiếp xu thế phát triển tốt đẹp của văn học từđầu thế kỷ mới đến nay. Rất nhiều nhàvăn thành danh thực lực hùng hậu vẫn tiếp tục cống hiến những tác phẩm quan trọng. Vương Mông, Vương An Ức, Trương Vĩ, Trì Tử Kiến, Chu Đại Tân, Lưu Khánh Bang, Trần Ứng Tùng… đều có tiểu thuyết hay chào đời. Điều khiến người đọc vui mừng hơn làrất nhiều nhàvăn mới đãra mắt bạn đọc, họkhai thác vàđột phánhững đề tài về dân tộc anh em, về di dân mới ở hải ngoại, về quân đội v.v… Nhìn chung, các nhàvăn đều có những tìm tòi đáng quý về làm thế nào nắm vững vàbiểu hiện cuộc sống thời đại, làm thế nào thể hiện được sâu sắc tư tưởng, tình cảm phong phú của quần chúng nhân dân, phát ngôn như thế nào về hiện thực v.v…, vàhọđãtỏ ra có chútrọng tìm tòi về nghệ thuật. Không ít nhàvăn đãkhắc phục được tình trạng nôn nóng, thô sơ, đưa tin tức đơn giản ngoài xã hội vào thế giới nghệ thuật, chú trọng thâm nhập tầng dưới của đời sống, viết về xã hội đang biến động dữ dội và nhanh chóng, viết về dân thường đang chìm nổi vàchống chọi với dòng xoáy cuộc đời, viết về độ sâu vàvẻ đẹp của nhân tính. Một số tác phẩm đãdám nhìn thẳng hiện thực, nhìn thẳng mâu thuẫn, phábỏ lớp vỏ cứng của mô thức tích tụ lâu nay, thể hiện tinh thần hiện thực chủ nghĩa mạnh mẽ.
Giáo sư Ngô Nghĩa Cần, Phó chủ tịch Hội Nghiên cứu tiểu thuyết, cho rằng truyện dài năm 2015 có rất nhiều tác phẩm hay, nổi bật nhất làTrang đài (Bố trí sân khấu) của Trần Ngạn, Soán cải đích mệnh (Số phận thay đổi) của Đông Tây đãthể hiện sức mạnh của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa. Những tác phẩm này không đưa ra ấn tượng có sẵn, không dựa vào ýniệm màđều tôn trọng lôgích của bản thân cuộc sống, đào sâu tính cách vàsố phận của nhân vật. Trong Trang đài, tác giảviết về một toán dân thường sắp bị cuộc sống đè bẹp nhưng vẫn giữ được tình cảm ấm áp, còn Soán cải đích mệnh tập trung ở sự kiện đi thi bị một kẻ mạo danh thay thế. Cảhai tác giảđều kết hợp khátốt những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống hiện thực với nghệ thuật tự sự cao siêu. Tế ngữ phong trung (Lời tế trong gió) của Thứ Nhân La Bố, Phong cuồng đích trăn tử (Quảtrăn điên cuồng) của Viên Kình Mai (nữ), Nhất tọa doanh bàn (Một tòa doanh trại) của Đào Thuần cũng đều thể hiện khảnăng thâm nhập hiện thực, thuật kể câu chuyện Trung Quốc của nhàvăn.
Tiểu thuyết năm 2015 để lại nhiều cảm xúc đặc biệt cho các Phó chủ tịch Hội Nghiên cứu tiểu thuyết làThi Chiến Quân, Vương Xuân Lâm, Uông Chính. Thi Chiến Quân cho rằng những chỗ mànhàxãhội học, lịch sử học không nhìn thấy thì nhàvăn lại nhận ra những điều đặc biệt độc đáo vàcó thể viết ra với ýmới. Phong cuồng đích trăn tửthể hiện hình tượng những người trẻ tuổi trong đội bay Phi Hổ chiến đấu vì dân tộc, vì quốc gia trong thời kỳ kháng chiến. Về những đề tài khác như nông thôn, đô thị, quan trường, trưởng thành v.v… đều có những tác phẩm hay, thể hiện sâu sắc nhân tính. Có thể nói sinh thái của toàn bộ sáng tác văn học rất cân bằng, phong phú. Trong quátrình ấy, nhàvăn không còn quákhích, nóng vội đưa ra kết luận mànhẫn nại lo lắng thay cho mỗi người, mỗi việc trong tác phẩm.
Vương Xuân Lâm cho rằng tính chất đặc biệt nổi bật nhất của tiểu thuyết năm 2015 làkhí thế vươn lên mạnh mẽ của một loạt tác phẩm hiện thực. Các tác giảđãsuy nghĩ sâu sắc về tiến trình phát triển của văn học hiện thực chủ nghĩa trên 30 năm qua vàphê phán những quan niệm không đúng như ýthức thích tiêu xài, không lo sản xuất. Thể loại truyện dài nhưng không quádài, chỉ trong khoảng 100.000 đến 160.000 chữ được gọi là“tiểu trường thiên”, từmột mặt nghiêng của sự kiện màtriển khai tự sự sâu sắc, sắc bén đãtrở thành cơn sốt.
Qua sáng tác tiểu thuyết năm 2015, hoặc nói chung làtrong mấy năm gần đây, người đọc nhận thấy nhàvăn đều tích cực đáp ứng cuộc sống hiện thực, quan sát sắc bén lịch sử vàhiện thực Trung Quốc, đồng thời chú trọng luyện rèn về mặt thẩm mỹ.
Sau khi phân tích như trên, Hội Nghiên cứu văn học đãchọn ra 5 truyện dài xuất sắc nhất:
1. Trang đài của Trần Ngạn, NXB Tác gia, tháng 10-2015.
2. Soán cải đích mệnh của Đông Tây, tạp chí Hoa thành, số 4-2015.
3. Tế ngữ phong trung của Thứ Nhân La Bố, tạp chíPhương thảo, số 3-2015.
4. Phong cuồng đích trăn tửcủa Viên Kình Mai, tạp chí Văn học Nhân dân, số 11-2015.
5. Nhất tọa doanh bàn của Đào Thuần, tạp chí Tác giảTrung Quốc, số 2, 3-2015.
Các chuyên gia khác thấy rằng ngoài 5 tác phẩm trên, truyện dài Quần sơn chi điên (Ngọn của dãy núi) của Trì Tử Kiến (nữ), Khúc chung nhân tại (Khúc hết người còn) của Chu Đại Tân, Đào yêu (Đào non) của Trương Giả, Nặc danh của Vương An Ức (nữ)… cũng đều được bạn đọc hoan nghênh, khen ngợi.
So với truyện dài được coi trọng, truyện vừa vàngắn năm 2015 không được xãhội để ýmấy làđiều các chuyên gia lấy làm tiếc. Sở dĩ như vậy vì truyện dài có thị trường, có thể cải biên thành kịch bản phim. Hậu quảcủa việc chỉ quan tâm đến truyện dài khiến truyện vừa vàngắn trở thành việc của riêng văn đàn. Cho đến nay, hầu như chưa có tác giảtruyện vừa vàngắn nào giành được “đại danh, đại lợi”, trong khi đó chính các tạp chí văn học phải nhờ truyện vừa vàngắn nâng đỡ để tồn tại. Nhìn chung, truyện vừa vàngắn cho thấy nhàvăn đều tìm tòi vàtỏ ra nắm vững cuộc sống thời đại vàthế thái nhân tình, xử lýmột cách nghệ thuật những vấn đề phức tạp, rối rắm đan xen của xãhội. Họphấn đấu về mặt tư tưởng vànghệ thuật, đưa bạn đọc vào cảnh ngộ sinh tồn vàthế giới tinh thần của con người thời nay. Truyện vừa vàngắn ở một số nhàvăn như Qua Đan, Phổ Huyền, Chu Tuyên Phác, Chu LýLập, Vương Phương Thần cùng rất nhiều nhàvăn trẻ khác đều có phong cách sáng tác của riêng mình. Họbắt đầu tiến lên hàng trên, thậm chí đang dần dần hình thành quân chủ lực sáng tác văn học.
Thơ
Sáng tác vàphê bình thơ năm 2015 rất sôi nổi. Các tập thơ của thế hệ khác nhau, phong cách khác nhau xuất bản trong năm không những xuất hiện xu thế “giếng phun” về mặt số lượng màcòn tiêu biểu cho thành quảphát triển đa hướng của thơ mới từđầu thế kỷ mới đến nay.
Phương thức truyền báthơ có thay đổi lớn, hoạt động, phê bình, xuất bản thơ trên mạng WeChat rất được quan tâm. “Đọc thơ cho bạn”, “Đọc một bài thơ rồi hãy đi ngủ”, “Tạp chí thơ” trên mạng này rất sôi nổi. Dân mạng tự phát tiến cử các loại thơ, mỗi ngày đều có thêm thơ mới, ảnh hưởng rất lớn đến sinh thái thơ ca, thậm chí ảnh hưởng ấy được cho là“có tính cách mạng đối với việc truyền bávàsản xuất thơ mới. Thơ ca trở lại với đời sống xãhội, trở lại với đời sống thường ngày của mọi người thì một nguyên nhân chủ yếu làsự trỗi dậy của cách truyền bámới qua trang web vàWeChat. Phương thức cầm đọc trên tay này khiến cho làm thơ trở thành mốt của lứa sinh năm 80, 90 - thơ viết ra làcó thể truyền bávàđược nghe ýkiến phản hồi ngay lập tức.
Lý luận phê bình
Sau ýkiến chỉ đạo, gợi mở cho công tác lýluận, phê bình ở Bài nói chuyện, Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thông qua bản Ý kiến về phồn vinh phát triển văn nghệ xã hội chủ nghĩa, trong đó có đề xuất cụ thể:
“Coi trọng cao độ vàthiết thực tăng cường lýluận văn nghệ vàphê bình, kiên trì coi tư tưởng mácxít làtư tưởng chỉ đạo, kế thừa di sản ưu tú về lýluận văn nghệ vàphê bình truyền thống của Trung Quốc, phê phán sựvay mượn lýluận văn nghệ nước ngoài, nghiên cứu chỉnh lý, phát huy tinh thần sáng tạo nên cái mới của mỹ học Trung Hoa, thúc đẩy kết hợp giữa mỹ đức, mỹ học vàmỹ văn, thể hiện mẫu mực thẩm mỹ của Trung Quốc đương đại. Thực thi công trình xây dựng lýluận văn nghệ vàphê bình mácxít, đi sâu nghiên cứu lýluận văn nghệ xãhội chủ nghĩa của Trung Quốc, biên soạn tốt giáo án lýluận văn nghệ mácxít, quán xuyến thành quảmới nhất về Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác trong giảng dạy trên lớp vàcác khâu trong thực tiễn bình luận văn nghệ. Nâng đỡ lực lượng bình luận văn nghệ trọng điểm, phát huy tác dụng của tổ chức bình luận văn nghệ các cấp, của các cơ cấu nghiên cứu vàcác trường cao đẳng…, kiên trì vận dụng quan điểm lịch sử, nhân dân, nghệ thuật vàmỹ học để đánh giávàthưởng thức tác phẩm, tốt thì khen, dở thì chê, gạn đục khơi trong”.
Tóm lại, văn học Trung Quốc năm 2015 đãtích cực cống hiến cho việc phát huy tốt tinh thần Trung Quốc. Đólàchỉ thị của Tổng bí thư Tập Cận Bình đề ra trong buổi kỷ niệm 30 năm Nhân dân Nhật báo bản hải ngoại ngày, 14-5- 2015. Ông nói: “Kể chuyện làphương thức tốt nhất để truyền bávới quốc tế. Chúng ta phải kể tốt câu chuyện, phải nhằm vào thế thái chênh lệch, phân hóa của bạn đọc, chính xác nắm bắt nhu cầu của người nghe, kết hợp giữa ‘muốn kể’ và‘muốn nghe’, kết hợp giữa ‘trần tình’ và‘thuyết lý’, kết hợp giữa ‘mình kể’ và‘người khác kể’, khiến câu chuyện càng được nhiều người nghe trong xã hội quốc tế và hải ngoại tán đồng. Chúng ta phải thông qua việc kể một câu chuyện sinh động, khiến cho câu chuyện Trung Quốc ấy trở thành vấn đề mà dư luận thế giới quan tâm, để thế giới biết nhân dân Trung Quốc đã cống hiến những gì, đang cống hiến những gì và sẽ cống hiến những gì cho văn minh, tiến bộ của loài người, để toàn thế giới đều nghe thấy và nghe rõ tiếng nói của Trung Quốc, để tiếng nói của Trung Quốc được xã hội quốc tế hiểu biết và tán đồng”.
(Tuyển thuật từ mạng Trung Quốc)