HV118 - Quá khứ trước mặt ta

Việc thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam là tin vui đối với giới báo chí, truyền thông. Sau hơn mười năm vào cuộc, với sự tham gia của mấy thế hệngười làm báo và sự hỗ trợ chí tình của các nhà bảo tàng học, các cơ quan chức năng, cuối cùng chúng ta tạo lập một thiết chế với đầy đủ nội hàm hiện đại của hai từ bảo tàng là sưu tầm, bảo tồn, tôn vinh quá khứ, giới thiệu với công chúng ngày nay cái tinh túy hôm qua.

Báo chí Việt Nam ra đời dù hơi muộn so với nhiều nước song có đặc thù không phải quốc gia nào cũng có. Cống hiến của báo chí quốc ngữ152 năm qua phong phú, đa dạng, chung quy vẫn là kế thừa truyền thống dân tộc, tiếp biến tinh hoa nhân loại, nâng cao dân trí, xây dựng văn hóa Việt Nam mà cốt lõi vững bền là yêu nước, vì dân. Cốt lõi này được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập báo chí cách mạng tiếp nối, nâng cao theo định hướng vì độc lập và chủ quyền đất nước, tự do hạnh phúc của người dân, thông qua con đường “kháng chiến và kiến quốc” (lời Bác Hồ) - hai từ kiến quc Bác Hồ dùng vượt không gian, xuyên thời đại, nói lên đủ mọi điều.

Cuộc trưng bày 152 bộ sưu tập ghi dấu 152 năm ra đời báo chíViệt Nam hôm nay là sự kiện mang tính biểu tượng. Nói bảo tồn lànói di sản. Di sản lưu giữcái đẹp đã qua. Quá khứ không ở sau lưng ta, quá khứ hiển hiện xung quanh ta, quá khứ vui buồn cùng với ta, quá khứ soi tỏ cái đích ta vươn tới. Nói theo lời một nhà văn gần đây, Dĩ vãng phía trưc - ông dùng cụm từ này đặt tên một tác phẩm của mình về kháng chiến chống Mỹ.

Mọi người, từ em bé học vỡ lòng, ai cũng biết sông khởi nguồn từ suối. Suối càng cao càng xa, chi lưu càng lắm, sông mẹ càng mênh mông. Báo chí Việt Nam ngày nay là dòng sông mẹ tiếp nhận nguồn nước nhiều chi lưu, trong đó dòng chủ lưu quyết định hướng chảy cho mọi suối nguồn là vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh, hội nhập quốc tế với bản sắc và thực lực Việt Nam, hòa hiếu mọi quốc gia trên cơ sở bảo toàn chủ quyền đất nước tổ tiên ta đổ bao mồ hôi nước mắt và xương máu nữa gây dựng nên. Sông mẹ mang phù sa từ mọi nguồn sông suối bồi đắp cuộc sống, trong cái mênh mang sâu thẳm ấy mẹ không quên đóng góp của con nào, cho dù con sống nơi đâu hay đã từng lưu lạc. Tựa mấy câu một nhà thơ làm 70 năm về trước, sau chiến thắng Việt Bắc 1947: “Sông Lô chy xung sông Hng/ Sông Hng trôi đến bin Đông xa vi/ Bin Đông cun sóng ngang tri/ Nhc đi bn bnhng li sông Lô”.

Báo chí Việt Nam ta hình thành từ nhiều nguồn cội, sang thời tin học càng hoành tráng. Đội ngũnhững người làm báo chưa bao giờ hùng hậu như ngày nay. Bên cạnh báo chí truyền thống, rộng mở các mạng xãhội. Mạng điện tử kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin, giao lưu tương tác, cập nhật kiến thức, tạo dư luận. Và như mọi hiện tượng trên đời từ thượng cổ, tấm thảm nào chẳng cómặt trái, cái đáng quan tâm là không ít trường hợp dường như trái đang lấn phải. Bảo tàng Báo chí Việt Nam khai trương, giới thiệu tấm thảm quá khứ rực rỡ sắc màu, gợi ýngười làm báo và bất kỳ ai chia sẻ thông tin hãy tự hào về lớp lớp những người đi trước mà tâm niệm nghĩa vụ công dân cùng đạo đức xã hội của mình.

16-8-2017

 

Lời viết thêm

HỒN VIỆT

Nhà báo kỳ cựu Phan Quang, người đã có hơn mười tác phẩm văn chương xuất bản, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội…, hơn mười năm trước đây đã đề xuất việc thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam (xem “Bảo tàng Báo chí- cần khởi động ngay”, Phan Quang - Tuyn tp mưi năm (1998-2008), tr.665). Lúc đó, anh Đinh Thế Huynh là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã xúc tiến việc này. Trong bài Quá khtrưc mt ta anh không nhắc chuyện đó, giữ ý, vì không muốn mang tiếng kể  công. Nhưng đó là một việc cần ghi lại.

Nhân có Bo tàng Báo chí Vit Nam, chúng tôi ở xa, chưa được chiêm ngưỡng, nhưng xin có ý sau đây. Báo chí nước ta có lịch sử dài lâu (từ năm 1862), cần sưu tập cả những tờ báo vốn ở trong Nam mà nay thành hiếm quý, như Gia Đnh báo, Lục tỉnh tân văn, Nông cmín đàm, L’Annam, La Cloche Fêlée (Chuông rè)… Còn rừng báo chí cách mạng thì tìm lại các tờ trong tù… Ở Liên khu 5, trong kháng chiến chống Pháp có một vùng tự do rộng lớn, ta ra báo càng nhiều: Nhân dân, Cu quc Khu 5… Ở Quảng Nam, Tỉnh ủy ra tờ Vững tiến, in cả thơ văn, có thơ của nhà thơ cách mạng HồThấu (1918-1949) hùng tráng, trữ tình mà nay nhiều người còn thuộc… Ở Nam Bộ có các tờ Nhân dân min Nam, Lá lúa… Qua chiến tranh, tang thương, hầu như các bản báo đã mất hết, nhưng nếu cất công tìm, may ra còn dấu vết…

 

PHAN QUANG