1. Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân
Một ngày giữa năm 1968, tôi lúc ấy là thiếu tá cụm trưởng Cụm Tình báo H.63 vào Sài Gòn để truyền đạt chỉ thị điều tra cho điệp viên Phạm Xuân Ẩn. Anh lái chiếc ô tô con hiệu Renault 4, tôi ngồi bên cạnh, con chó bẹc-giê to tướng ngôi chễm chệ ở băng sau.
Trong những năm ấy, chơi chim, chơi chó là những thú vui phổ biến của giới sang trọng trong thành phố bị Mỹ chiếm đóng này. Thấy hai người ăn mặc đàng hoàng có dáng vẻ công chức ngồi trên ô tô, sau lưng lại có con chó bẹc-giê, có ai nghĩ đó là hai cán bộ tình báo của cộng sản. Còn những tên an ninh chống gián điệp của Sài Gòn cũng như của tình báo Mỹ đứa nào mà không biết Phạm Xuân Ẩn đã được đào tạo nhiều năm về nghiệp vụ báo chí từ bên Mỹ nay trở về làm phóng viên thường trú cho tờ báo Times, một tờ báo lớn của tư bản Mỹ có văn phòng tại Sài Gòn. Hơn nữa, ông có nhiều quan hệ trong chính giới cao cấp của chánh quyền Sài Gòn và người Mỹ.
Thấy tôi đi với ông Ẩn, đôi khi cũng có đứa hỏi:
- Ông này là ai vậy?
- Bạn chơi chim, chơi chó với nhau đấy mà. Ông có sở cao su trên Bến Cát, thỉnh thoảng có được một con khứu hay đem xuống biếu tôi (khứu là loài chim quý có tiếng hót rất trong, những năm ấy muốn bắt nó về chơi phải lên rừng Tây Ninh hoặc bắc Bến Cát. Sau này, rừng bị bom và chất độc hóa học của Mỹ tàn phá, không còn thấy chúng nữa).
Tôi đâu có thích trò chơi chim, đâu có biết gì nhiều về các loại chim quý nhưng ông Ẩn đã nói vậy thì tôi cũng cố gắng nhập vai cho đúng. Các sách về chim, về chó thì rất sẵn trên kệ sách nhà ông Ấn, tôi phải ráng đọc cho hết để có thêm kiến thức.
Trò chơi chim rất đặc biệt. Quý ông đi ăn sáng tại nhà hàng Victory (nay là nhà hàng Thắng Lợi trên đại lộ Hàm Nghi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) thường xách theo một lồng Hai người thách đấu đặt hai lồng chim cạnh nhau. Hai con chim trong lồng vừa vỗ cánh bay vừa hót vang. Tất nhiên, các lồng chim phải đẹp, vừa tròn, vừa cao, đủ không gian cho con chim quý bay lên. Hai người thách đấu và những người bạn xung quanh vừa nhâm nhi ly cà phê vừa chấm thi. Con chim thắng cuộc là phải có tiếng hót trong, cao vút và phải giữ thăng bằng trên không trung bằng đôi cánh, càng lên cao và càng lâu càng tốt. Mỏi cánh đáp xuống ngưng hót là thua cuộc. Không có chung tiền, chỉ là vui. Một thú vui tao nhã nhưng rất mất thời giờ. Để hòa đồng với mọi người, tạo bình phong trong công tác tình báo, tôi cũng phải “say mê” tham gia trò chơi ấy.
Xin nói về con chó đặc biệt của ông Ẩn. Chiếc xe Renault 4 chạy đến chợ Bến Thành rẽ trái vào đại lộ Hàm Nghi được một đoạn thì đỗ lại. Đây là nhà hàng Victory. Tôi mở cửa xe xách lồng chim bước xuống. Ông Ấn rời tay lái xuống xe, cầm sợi dây da móc vào vòng đeo cổ con chó và mở cửa cho nó phóng xuống. Thấy xe chúng tôi vừa đỗ lại, người phục vụ chạy ra tươi cười, đon đả mời vào, có thể vì quá quen mặt với ông Ấn, vị “khách sộp” lần nào khi thanh toán tiền cũng hào phóng để lại trên dĩa một món tiền kha khá thưởng cho người phục vụ.

Giáo sư tiến sĩ sử học Larry Berman và nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn (trái)
Tôi thích món hủ tiếu tôm, còn ông Ẩn thì một mẩu bánh mì với quả trứng gà “ốp la”. Sau đó thì mỗi người một ly cam vắt. Mấy ông bạn chơi chim chưa tới, tôi tranh thủ phổ biến nghị quyết Trung ương Cục và chỉ thị điều tra của Trưởng phòng Tình báo cho ông Ẩn. Trong nhà hàng sang trọng này, “cách nhau 3, 4 mét nên công việc của hai chúng tôi không bị ai quấy rầy. Hơn nữa, nhóm nào vào đây cũng rì rầm bàn công việc làm ăn của họ, không ai chú ý đến người khác làm gì.
Xong việc, ông Ẩn rời bàn đi thanh toán. Thấy chủ đi, con chó tức thì đứng dậy đi theo chủ. Ông Ấn quay lại nói lớn: Reste là! (Đứng lại đó!). Con chó đứng im tại chỗ. Thanh toán xong ông quay lại bàn với tôi. Con chó lững thững theo ông trở về bàn. Ông Ấn nói: Couche toi! (Hãy nằm xuống!). Tức thì con chó ngoan ngoãn nằm khoanh dưới chân ông. Người xung quanh nhìn chúng tôi trầm trồ kinh ngạc. Đúng là chuyện lạ! Có lẽ chưa ai thấy con chó khôn như vậy, nhất là nó nghe sự điều khiển bằng tiếng Pháp. Người chủ của nó thật đáng nể!
Sau này, khi rảnh rỗi, tôi tò mò hỏi anh về chuyện con chó. Anh cười và nói: cái nghề tụi mình thì phải luôn nghĩ cách “đánh bóng” cái “bình phong” của mình để mọi người xung quanh, nhất là bọn mật vụ đối phương ngán mình mà không bao giờ dám nghĩ mình là cán bộ cộng sản. Rồi anh kể cho tôi nghe về con chó. Nó là của một tên tư sản người Pháp tặng cho Nguyễn Cao Kỳ lúc bấy giờ có chức vụ là Trưởng ban Hành pháp (tức là Thủ tướng) trong chánh phủ do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu. Của người Pháp chính công cho nên con chó chỉ biết nghe sự điều khiển bằng tiếng Pháp. Tôi muốn chiếm đoạt nó nên tôi gạ với tên quản lý chó trong Dinh Thống Nhất hãy làm cho con chó quý ấy ốm đói và có ghẻ rồi gợi ý thanh lý cho tôi, tôi sẽ thưởng cho ba ngàn đồng (giá trị thời ấy tương đương một lượng vàng). Việc làm cho ốm đói và có ghẻ thì đâu có khó gì với tên quản lý. Thế là con chó về tay tôi. Sau một thời gian được chăm sóc trở thành con chó đẹp như anh thấy đó. Tối nó canh cửa cho tôi làm việc, ban ngày đi đâu tối chở nó theo, bọn xấu càng hôm kính nể, e dè mà lánh xa.
Đối với kẻ thù thì rất thủ đoạn, nhưng đối với đồng chí đồng đội thì anh Ẩn rất chân thật và khiêm tốn. Có lần, hai người cùng đi trên xe hướng về Dinh Thống Nhất, tôi nói: “Tài liệu anh lấy được vừa rồi, cấp trên đánh giá rất cao và điện xuống cho tôi, anh được thưởng một huân chương chiến công hạng nhất”. Anh trầm ngâm một lúc rồi nói: “Nghe anh phổ biến, tôi rất biết ơn cấp trên, nhưng đời làm tình báo trong lòng địch, biết đến bao giờ tôi mới có vinh dự được đeo tấm huân chương chiến công cao quý ấy... chiến tranh còn kéo dài, vở kịch còn đang diễn, màn chưa hạ.”

Trong chiến thắng vang dội ngày 30-4-1975 có những đóng góp lặng thầm của Cụm tình báo H.63
Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, hai chúng tôi thường gặp nhau. Tôi nhớ mãi một lần anh đi xe đạp từ nhà anh ở đường Lý Chính Thắng, quận 3 vô nhà tôi tận khu vực Thanh Đa để xin một trái đu đủ xanh về làm thuốc trị bệnh cho chị. Thấy một con người hào hoa, trước đây đi lại trên ô tô, thường vào những nhà hàng sang trọng trong Sài Gòn, nay đạpãe đi thăm bạn, khi về đèo theo những quả đu đủ xanh,
thương làm sao cái nghĩa, cái tình, tấm lòng trong trắng của lột Đảng viên cộng sản.
Đến năm 2006, bệnh phổi của anh ngày càng trở nặng, tôi đến thăm anh ở Quân y viện 175, cầm tay tôi anh nói, cũng với nụ cười hóm hỉnh như khi nào trong trong Sài Gòn trước ngày giải phóng: còn sống đến ngày nay, tôi với anh chỉ là nhờ may mắn chớ mình đâu có giỏi hơn đồng đội. Các anh vào thành hy sinh, bị bắt nhiều quá, còn hai đứa mình qua khỏi hết. Không nhờ may mắn là gì? Chắc lá số tử vi của hai đứa mình tốt lắm!
Đúng là một con người hay đùa, đùa đến phút chót đời mình.
Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ấn, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, tồn tại cho đến sau ngày giải phóng miền Nam và qua đời ngày 20/09/2006, chỉ tám ngày sau sinh nhật lần thứ 79 của ông.
Một người Mỹ, giáo sư tiến sĩ sử học Larry Berman đã tôn vinh ông trong quyển sách dày 328 trang tựa đề “Perfect Spy” dịch ra là “Điệp viên hoàn hảo”. Hiện nay, hình ảnh ông nắm Sợi dây da dắt con chó bẹc-giê đi giữa Sài Gòn và chiếc Renault 4 cũ kỹ của ông đã được trưng bày tại Nhà bảo tàng tình báo quốc phòng giữa thủ đô Hà Nội.
Là bạn chiến đấu, đã cùng sát cánh bên nhau vượt qua bao lần sinh tử giữa Sài Gòn trong những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tôi đã làm bài thơ tiễn anh đi về cõi vĩnh hằng. Có đoạn:
Đời người tình báo thế là xong
Tình dân, nghĩa Đảng, nợ non sông
Làm trai trong suốt thời ly loạn
Anh thật xứng danh một anh hùng.
Xuân Ẩn từ nay ẩn thật rồi!
Bạn bè thương tiếc mãi không nguôi,
Riêng tôi nhớ mãi người đồng chí,
Dũng cảm, thông minh, nhớ suốt đời.
(Còn tiếp kỳ sau)