HV148 - Chuyện loài cá phóng điện

sách Động vật hoang dã diệu kỳ, loài cá ấy được mệnh danh là “thủy quái”. Nó không có đối thủ dưới nước. Nó có thế mạnh phóng điện để săn mồi, để trốn chạy trước nguy hiểm từ kẻ thù. Đó là nét đặc trưng, độc đáo nhất của một loài sinh vật sống dưới nước. Loài cá này thường hoạt động về đêm, lặng lẽ bơi đến gần các đàn cá rồi bất ngờ phóng điện. Tôm cá và những loài động vật nhỏ bị giết chết là thức ăn thỏa thuê dư thừa của nó. Cá mập, cá sấu hung hãn tham ăn đến thế mà không tránh xa hoặc dám gây hấn thì có lúc sống dở chết dở với cú phóng điện của nó.

Theo Bách khoa toàn thư mở, loài cá phóng điện này có tên khoa học là Electrophorus electricus. Gốc của chúng ở lưu vực các dòng sông Amazon và Orinoco (Peru) vùng Nam Mỹ. Thế giới tự nhiên còn vô vàn điều kỳ thú chưa khám phá hết nên chúng ta ngỡ ngàng. Ví như loài cá này biết phóng điện có lúc đến 600V để săn bắt mồi, để chống kẻ thù và tháo chạy. Loài “thủy quái” này ưa thích sống ở vùng nước lợ, nước ngọt và cả vùng biển mặn. Nó thường theo các con nước triều chu du bốn biển. Nơi nào ưa thích thì nó dừng lại “định cư” kể cả vùng biển Đông Nam Á, nhưng không nhiều. Có điều dù bất kể ở vùng “quê mới” nào, loài “thủy quái” này vẫn giữ “bản sắc” là tạo ra nguồn điện và phóng điện. Theo Sách Đỏ thế giới, loài cá này dữ dằn nguy hiểm, nhưng vẫn được xếp vào loại hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn.


Con cá chình có thể phóng điện

Các nhà khoa học cho ta biết rằng cơ quan phát điện của loài cá này được tổng hợp từ ba phần: phần tích điện, phần phóng điện săn mồi và phần định vị ở đuôi. Phần tích điện của cá thì hệt như “máy phát điện sống”. Hai bên lườn cá có 8.000 lớp cơ mỏng xốp chồng lên nhau. Giữa mỗi lớp xốp có lớp keo mỏng ngăn cách, có nhiều sợi dây thần kinh nối liền với tủy sống. Mỗi một tấm cơ mỏng đều như một tấm pin sinh học có thể tạo ra dòng điện áp 300V và có thể cao hơn. Có nhà khoa học tính toán rằng với dòng điện này, con vật bị nó phóng nhiều khả năng bị tê dại. Nếu như tập trung được năng lượng của một vạn chú cá phóng điện này có thể dùng cho một đoàn xe điện chạy vài phút. Về sinh học, các lớp cơ tạo điện và dòng điện được phóng ra là bởi sự điều khiển của não cá gửi tín hiệu qua hệ thần kinh đến các tế bào. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng ba phần nghìn giây. Cá phát điện có thể phóng 150 lần trong một giờ và phải một ngày một đêm sau cá mới phóng điện được tiếp. Cường độ điện do cá phóng ra làm các loại mồi tôm cá, động vật nhỏ bị giật chết hoặc đờ đẫn không chạy trốn được, còn chưa thấy có hiện tượng gây tử vong cho con người. Tuy nhiên nếu bị bất ngờ, con người mất kiểm soát sẽ suy hô hấp, suy tim có thể bị nước cuốn trôi. Ở Nam Mỹ đã có trường hợp con hoẵng xuống sông uống nước đã ngã lăn kềnh vì bất ngờ bị cá phóng điện.

Loài “thủy quái” này có một đặc điểm lạ lùng là đôi mắt nó bị “mù lòa” không nhìn thấy gì nhưng nó vẫn tinh tường di chuyển tìm mồi, phóng điện bắt mồi. Vì trên cơ thể nó có một máy “ra đa sống”. Đó là một bộ phận xung điện nằm ở đuôi để định vị hướng đi và con mồi phía trước. Khi cá di chuyển bộ phận đó phát sóng điện từ, sóng mạch xung tăng tần số phát mỗi giây khoảng 20 lần. Bộ phận thu của cá sẽ phát sóng phản hồi. Chính nhờ vậy con cá vẫn di chuyển tìm mồi bình thường vào ban đêm và phóng điện bắt mồi hoặc để xua đuổi đối thủ.

Dòng điện này xuất phát từ hai bên sống lưng, xuất phát từ hơn 5.000 tế bào chuyên biệt có thể phát điện, và lưu trữ năng lượng giống một cục pin. Gặp loài cá lớn hoặc kẻ thù, cá có thể phóng ra dòng điện mạnh (có lúc đến 700V) để làm tê liệt đối thủ hoặc để bỏ chạy. Tuy cá phóng điện có cường độ mạnh như vậy nhưng không bao giờ nó bị chính dòng điện trong cơ thể nó phóng ra làm hại nó. Vì cơ thể cá cấu tạo cực kỳ hợp lý. Cơ thể cá chia làm hai phần. Phần nội tạng gồm tim, gan… được gói gọn đặt trên phía gần đầu. Còn 80% cơ thể còn lại được làm nơi chế tạo và “sử dụng vũ khí”. Phần phát điện chính của nó nằm ở phần thân. Dòng điện chỉ phóng nhanh ra môi trường chứ không truyền vào cơ thể nên nó tuyệt đối an toàn. Điện ở phần đuôi yếu hơn, chừng 10V, giữ vai trò định vị cho con cá. Sự phối hợp hoàn hảo và hợp lý tuyệt vời của cơ thể như thế nên con cá có thể điều chỉnh để phóng ra được những loạt dòng điện khác nhau: lúc nào thì phóng dòng điện yếu để định hướng thăm dò môi trường thay cho thị giác kém, lúc nào thì phóng dòng điện mạnh để bắt mồi và lúc nào thì phóng điện mạnh hơn để tấn công kẻ thù hoặc để tháo chạy…

Theo Bách khoa toàn thư mở, loài cá phóng điện có con dài đến 1,7m, nặng gần 20kg. Thân cá hình trụ thuôn dài. Đầu bẹt gần giống như đầu cá trê. Đôi mắt nằm gần đỉnh đầu nhưng mù lòa. Toàn thân cá không có vảy, da màu xám nâu có làn nhớt bao phủ… Đặc biệt loài cá này từ đầu đến đuôi có một giải chấm tròn đỏ nối nhau. Lúc cá bơi nhìn như một giải cờ đỏ phất phơ trong màu xanh nước biển.

Về tập tính sinh sản của loài cá phóng điện, từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm chúng tìm đến vùng nước lợ cửa sông, cửa biển để đẻ trứng. “Cô” cá khoan thai bơi trước đẻ từ 4 đến 5 triệu quả trứng. “Chú” cá ngoan ngoãn bơi theo sau thụ tinh cho trứng. Ba ngày sau trứng nở thành ấu trùng. Bầy cá con được 4 tháng thì rủ nhau bơi ra sông dài biển rộng luyện rèn “bản sắc” của giống nòi: tập tích điện, phóng điện. Đến 5 tuổi, các “cô cá” sinh sản lứa đầu.

Người dân nhiều vùng Nam Mỹ từ xưa đã rất thích ăn thịt loài cá phóng điện này. Họ coi đó là món ăn “sơn hào hải vị” thơm ngon thượng hạng, rất nhiều chất bổ dưỡng giúp con người cường tráng. Họ đã tìm nhiều thủ thuật để đánh bắt loài cá phóng điện này. Họ tìm nơi cửa sông, cửa biển có loài cá phóng điện sinh sống rồi lùa đàn trâu xuống. Bị cá phóng điện, đàn trâu hốt hoảng tháo chạy lên bờ. Vậy là cá đã bị “tước hết vũ khí”, người dân lội xuống quây lưới, dùng lao, đinh ba bắt cá. 

Là người lính canh giữ vùng biên cương, tôi đã cùng đồng đội từng lần theo dấu vết kẻ thù để lại trên thảm rừng, trên mảng rêu xanh, trong làn suối đục, nhìn màng nhện trên cành cây bị đứt tung, nghe tiếng chim chiều thảng thốt… Tôi đã chứng kiến tên biệt kích gây tội ác với dân bản, bị ta truy tìm chạy vào rừng đã bị con hổ vằn vàng cắn chết… Và câu chuyện của đồng đội giữa cửa sông, đảo vắng mịt mù khói sóng năm ấy đã gợi cho tôi nhớ về lời nói của cổ nhân trong sách Việt điện u linh từ triều Lý: “Làm việc nghĩa thì con chim trên trời, con cá dưới nước, cái cây trong rừng xanh, ngọn rau bên suối vắng… cũng giúp sức con người…”. Vậy là:

Chim muông cây đá suối đồi

Đã cùng ta giữ đất trời biên cương

Và con cá giữa đại dương

Cũng giăng lưới điện chặn đường giặc vô

Thuyền chìm trong ngọn sóng xô

Giặc kia run rẩy trước mồ biển hoang

Uy linh sóng Bạch Đằng Giang

Yết Kiêu “Sát Thát”(2) như đang hiện về

Rừng vàng biển bạc sơn khê

Nước non tiên tổ tứ bề bình yên…


(1) Năm 1963 giặc tung ra miền Bắc 21 toán biệt kích gồm 181 tên, riêng vùng này gần nửa số giặc đều bị ta diệt.

(2) Thời nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông (1282), người lính Đại Việt xăm chữ “Sát Thát” vào cánh tay thề giết giặc.