Cố thoát khỏi “ao làng” để “bơi ra biển lớn” là cách suy nghĩ thông minh, hợp thời đại của lớp trẻ. Tuynhiên, một số nhược điểmrất dễ nhận thấy đang khiếncác du học sinh Việt Nam gặp khó khăn khi thực hiện ước mơ nơi xứ người.

Việt Nam luôn có số học sinh du học đứng top 10 thế giới. Theo số liệu của Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), hiện có gần 200.000 du học sinh Việt Nam đang học tập ở hơn 60 nước trên thế giới. Trong số này có khoảng 95% du học tự túc, số còn lại là theo học theo các chương trình học bổng qua hiệp định, đề án của chính phủ. Ước tính chi phí cho du học của học sinh Việt Nam học tự túc vào khoảng 3,5 tỉ USD hằng năm.
Số lượng học sinh du học bằng ngân sách nhà nước là chính xác. Số lượng học sinh du học bằngtự túc khó thể xác định, bởi họ đi học bằng nhiều con đường khác nhau và chỉ có nước sở tại có du học sinh Việt Nam tới học mới cho số liệu đúng.
Theo số liệu của Viện Giáo dục quốc tế (IIE), Cục Giáo dục quốc tế Canada (CBIE), Cục Thống kê Australia (ABS), Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhậ Bản (JASSO)... thì du học sinh Việt Nam học tại Mỹ khoảng 30.000 người (số lượng người du học tăng liên tục 18 năm liền); tại Australia khoảng 29.900 người; tại Canada khoảng 21.000 người; Nhược điểm cản trở du học sinh Việt Nam khi “bơi ra biển” là cách suy nghĩ thông minh, hợp thời đại của lớp trẻ. Tuy nhiên, một số nhược điểm rất dễ nhận thấy đang khiến các du học sinh Việt Nam gặp khó khăn khi thực hiện ước mơ nơi xứ người. Tại Nhật Bản khoảng 15.000 người (không kể số đang người học nghề là 65.000 người)... Tính chung, Việt Nam thường xuyên nằm trong top 10 quốc gia có số học sinh du học tại các thị trường giáo dục quốc tế.
Các chuyên gia đánh giá, thừa nhận: phần lớn du học sinh Việt Nam chăm chỉ và thông minh, nhất là những du học sinh đi học bằng học bổng do có thành tích học tập tốt trong nước. Một số sinh viên Việt Nam học tập ở các trường đại học có thành tích xuất sắc, đạt được những danh hiệu lớn của trường, hay liên trường, khu vực, hoặc giành được những phần thưởng, học bổng danh giá. Có những sinh viên sau khi tốt nghiệp xuất sắc được tiếp tục giữ ở lại trường đào tạo vào bậc học cao hơn và sau thời gian khổ luyện được công nhận các chức danh phó giáo sư hay giáo sư, hoặc được ghi tên vào danh sách giới tinh hoa khoa học thế giới.
Thế nhưng, đại bộ phận du học sinh còn lại có kết quả học tập thua xa với sinh viên các nước, nhất là sinh viên của những nước sở tại. Điều đó cho thấy, sự thông minh, vượt lên của du học sinh Việt Nam chỉ mang tính... đơn lẻ.

Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ (Ảnh minh họa)
Kém về ngoại ngữ. Nói như vậy, không có nghĩa là du học sinh không đạt chuẩn ngoại ngữ đầu vào theo đánh giá quốc tế, như TOEFL và IELTS (tiếng Anh),TOPIK (tiếng Hàn), NAT-TEST (tiếng Nhật)... mà ở đây đề cập khía cạnh du học sinh chỉ giỏi các kỹ năng về ngữ pháp, viết, đọc hơn là nói và nghe -tức là giỏi trong phạm vi chương trình học và ôn thi để đạt cấp độ chứng chỉ quốc tế ngoại ngữ.
Muốn thuyết trình tốt và nội dung phong phú,cuốn hút, thì du học sinh không nhất thiết học quá sâu vào một số môn, mà cần nắm vững được kiến thức ở nhiều lĩnh vực, cập nhật những kiến thức xã hội, đời sống thường nhật của người dân trongmỗi quốc gia và toàn cầu. Khi kiểm tra khả năng sử dụng ngoại ngữ, với câu hỏi “Hãy trình bày nửa tiếng về một vấn đề trên thế giới mà em quan tâm” - đề bài mở, rất rộng, nhưng nhiều sinh viên chỉ nói được 2-3 phút, không thể kéo dài thêm.
Từ kém ngoại ngữ dẫn đến ngại giao lưu, ngại kết bạn khác quốc gia, thích co cụm, gần gũi cùng các bạn người Việt. Học nhóm và làm việc theo nhóm là đặc điểm của cách học ở trường nước ngoài; tuy nhiên, nhiều du học sinh Việt Nam thường rất lúng túng, bị động, phản ứng chậm hoặc không biết cách phối hợp hoạt động trong nhóm. Đặc biệt, khi cần bảo vệ quan điểm cá nhân hay phản biện đề tài, bài tập lớn, hầu hết du học sinh Việt Nam đều không có đủ kỹ năng nói để giải thích, thuyết phục một cách khúc chiết, hùng biện trước tập thể nhóm hay trước lớp học. Giảng viên ở trường đại học thường có nhiều quốc tịch và sinh sống ở nhiều vùng miền khác nhau, đồng nghĩa với cách phát âm rất đa dạng, rất khó nghe, nên nhiều du học sinh chẳng khác như “vịt nghe sấm” hay “ vào tai trái rồi lại ra tai phải”.Có thể nói kém về ngoại ngữ kéo theo hiệu quả học tập thấp, thiếu tự tin giao tiếp với thế giới.
Xa lạ với phương pháp học tập. Những năm tháng học ở các trường phổ thông trong nước có ảnh hưởng rất lớn tới thói quen, tư duy và kết quả học tập của các du học sinh. Có chuyên gia nhận định, du học không thành công là do khoảng trống trong giáo dục phổ thông Việt Nam.
Giáo dục nước ta duy trì quá lâu, hàng nửa thế kỷ nay lối dạy thầy cứ nói và trò im lặng lắng nghe; thầy cứ viết và trò chăm chú nhìn và ghi chép. Học sinh hoàn toàn bị động trong môi trường dạy học chỉ có “nghe-nói-nhìn-chép”. Kiến thức học sinh chủ yếu là sao lưu từ giáo viên, từ “máy phát” một chiều từ thầy sang trò. Các em không có khả năng xác định nguồn gốc thông tin, cách lập luận, phản biện để tìm ra chân lý. Kiến thức nặng lý thuyết, hư văn, đôi khi còn không rõ ràng, lệch lạc, thiếu chắc chắn và thiếu độ tin cậy về khoa học. Bản chất tri thức của học sinh có được là vay mượn từ bên ngoài mà không là quá trình thẩm thấu, chuyển hóa lượng-chất, mang tính tư duy khoa học. Từ đó, học sinh không thể đào sâu, phát triển, càng khó cho sáng tạo hay ứng dụng vào thực tế.
Du học sinh bị ngợp với cách học “đọc-viết” học thuật. Đây là cách học đề cao tư duy độc lập ,sáng tạo, luôn luôn chủ động, với tinh thần tự lực cao, cùng kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách có chủ đích. Sinh viên phải làm quen cách học “mở” mà không “đóng khuôn”như ở Việt Nam. Có thể nói, môi trường học tập có tính thực tế cao là đặc trưng trong các nhà trường ở nước ngoài. Giảng viên không giảng bài kiểu thuyết trình mà gợi mở, hướng dẫn người học tự tìm hướng đi cho đề tài và tự giải quyết vấn đề. Du học sinh rất khó khăn khi phải hoàn thành các bài luận, bài tập lớn sau khi kết thúc học phần hay vào thời điểm cuối kỳ, cuối năm học. Phần lớn họ không biết xác định ý tưởng và dàn ý bài luận, do ảnh hưởng của cách học cũ “chỉ biết cây mà không biết rừng”. Không có kỹ năng, không biết phân tích và rất khó viết chặt chẽ, khúc chiết để hoàn thiện bài luận. Trong khi thư viện nhà trường, nguồn Internet là những “người thầy lớn”, tiếc là họ lại không biết cách tận dụng, khai thác.
Làm việc tập thể, hợp tác làm bài tập nhóm hay thuyết trình, tham gia thi đấu học thuật, đều là hạn chế rất lớn của các du học sinh. Trong nước không rèn luyện tư duy phản biện, họ quen học để thi, học là đào rất sâu theo mọi nguồn ngách, để rồi “trăm sông đều dồn về đề thi minh họa” và được coi là cứu cánh cho mọi học sinh. Không được hướng dẫn rèn luyện tự học, đọc bài trước khi lên lớp, không biết khai thác kho tri thức vô tận từ các thư viện hay trung tâm thông tin. Không biết vận dụng hình thức học tập thể để vừa tự thẩm định lại, vừa làm giàu thêm kiến thứcbản thân. Tất cả đều là nguyên nhân cội nguồn, trở thành những điểm yếu cố hữu về phong cách học thuật của du học sinh người Việt.
Thiếu kỹ năng cuộc sống. Đặc điểm văn hóa và bản ngã con người có tác động rất lớn tới giáo dục cũng như hình thành nhân cách con người. Coi “con ngoan, trò giỏi” là triết lý giáo dục sẽ dẫn đến sản phẩm của các nhà trường là những đứa trẻ chỉ luôn biết vân glời, nhất nhất làm theo thầy dạy và không dám làm khác đi kể cả mới là trong suy nghĩ.
Học phải dẫn đầu trong thang giá trị với điểm số là đích đến, là thước đo thành đạt cho người học. Phần lớn du học sinh ít có bản lĩnh, không độc lập suy nghĩ và không dám bảo vệ cái tôi trước cách nghĩ và hành động của mình. Du học sinh không được học sáng tạo nên không biết cách tranh luận, phản biện, nghĩa là không phát triển được mình. Đây lại chính là mục tiêu hướng tới của các trường đại học nước ngoài: học là để phát triển toàn diện,theo đúng họ và vì bản thân họ.
Không được chuẩn bị hội nhập trong nhà trường đa văn hóa, chưa có thói quen, ý thức về môi trường, cộng đồng, nắm bắt tình hình thế giới. Đó là kết quả của việc học tập đóng khuôn trong bốn bức tường và giới hạn kiến thức hạn hẹp trong sách giáo khoa. Sai lầm tệ hại này dẫn đến du học sinh cô đơn, hụt hẫng, không làm chủ trước văn hóa ngoại lai và về văn hóa đời sống con người ở các nước họ đang theo học.
Tốt nghiệp sau 12 năm dùi mài đèn sách ở phổ thông, nhưng học sinh khi đi du học vẫn bị lúng túng trước cuộc sống và rất thiếu kỹ năng sống ở xứ người. Nhà trường có bể bơi, sân bóng, nhà thi đấu đa năng, các câu lạc bộ thể thao... nhưng du học sinh không quen sử dụng. Họ chỉ thích xem mà không thích chơi thể thao, chỉ thích đam mê game, bởi vì nhanh thắng và được cảm xúc vội vàng, tức thì.
Cái lỗi là ở Việt Nam, các hoạt động bó lại trong các môn học và hoạt động giáo dục, tuy nhiên lại bỏ qua các hoạt động thể chất mang tính đặc sắc, cá nhân dựa theo nhu cầu và khả năng riêng của người học. Nhà trường thay vì là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục, có khi biến tướng thành các trung tâm luyện thi. Lười đọc, ngại suy nghĩ và không biết chủ động, tập nghiên cứu khoa học, thiếu các kỹ năng tương tác, trải nghiệm là nhược điểm phổ biến của các du học sinh.
Du học tự túc, nhiều em thiếu tự tin, không cởi mở, đặc biệt là thiếu kiên trì. Cái gốc của nguyên nhân là họ được lớn lên từ các gia đình khá giả, được chăm sóc nuông chiều, bao bọc từ tấm bé theo kiểu “nâng trứng, hứng hoa”. Nhiều du học sinh do khó thích nghi sinh ra áp lực, cuộc sống luôn bị stress kéo dài, sinh bệnh trầm cảm phải bỏ học, sụp đổ ước mơ và đành quay về điểm xuất cố hương.
Đôi điều “hỏi tội”. Điều rõ ràng là du học sinh của ta là sản phẩm “ra lò” bởi sự kết hợp của nhà trường, gia đình, xã hội và cả thể chế. Điểm ưu và nổi trội cùng điểm khuyết của nhiều du học sinh Việt, thật khó phân định và cũng không cần đến mức chúng ta phải rành mạch xưng công và hỏi tội với ai, với tổ chức nào?
Giáo dục Việt Nam có điểm xuất phát từ nghìn năm văn hiến, từ nền văn minh lúa nước. Giáo dục các nước phát triển lại có bệ phóng xuất phát từ nền công nghiệp “già” và học thuật công nghệ ở trình độ cao. Việc xảy ra sự xung khắc, khó hòa nhập giữa bản thân mỗi du học sinh Việt với môi trường học tập mới, vốn được cho là tốt nhất ở nước ngoài, âu cũng là tất yếu, khó tránh khỏi.
Có chiến lược, có chương trình giáo dục hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhưng chất lượng học tập vẫn chưa hội nhập, không bứt lên,không thể khá lên được. Đó là, duy trì quá lâu mô hình trường học truyền thống đã làm thui chột khả năng tò mò và lòng ham hiểu biết của lớp trẻ. Vì thế, đáng trách vẫn là trách những con ngườichèo lái cùng cơ chế cũ kỹ đã làm cho giáo dục của chúng ta tụt hậu, “chậm lớn”, nếu không muốn nói là “không chịu lớn” như nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã thẳng thắn nhìn nhận.
*Thời đại ngày nay là thời đại hội nhập theo xu hướng toàn cầu hóa. Thế giới được làm phẳng, ít gồ ghề và lu mờ ranh giới quốc gia. Sự biến đổi này, trong lĩnh vực giáo dục lại còn có nhiều cơ hội và phát triển mạnh mẽ hơn. Giao lưu, trao đổi giáo dục giữa các nước diễn ra nhộn nhịp, ngày một đậm đặc. Không thể ngăn cản do sự khác biệt về thể chế, quan điểm chính trị của mỗi quốc gia, các tổ chức giáo dục quốc tế, các công ty dịch vụ giáo dục toàn cầu vẫn chắp nối, liên kết được cho hang vạn du học sinh tới học tại các nước có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới. Một bộ phận lớn giới trẻ, không riêng ở Việt Nam, có hoài bão định hình bản thân đi du học và mong muốn được trở thànhcông dân toàn cầu. Mỗi người trẻ đều cần phải tự khai phá tiềm năng của mình, vươn lên, mở rộng tầm nhìn và có suy nghĩ mang tầm quốc tế.