Etcetera là bút danh từ khi anh vẽ biếm họa cho các báo, trong tiếng La tinh có nghĩa là “còn nữa”, không bao giờ ngưng…, đã trở thành tên thường gọi, vì đó cũng là sự lựa chọn, là tâm niệm của anh đối với cuộc sống. Và cuộc sống phải được mở rộng hơn cái phòng tranh nhỏ hẹp của anh. Năm 2004, anh cùng với người bạn là Lê Vũ thành lập tờ Việt Weekly, ngoài vấn đề nghệ thuật còn đề cập vấn đề chính luận, thời sự và phản ánh tin tức địa phương ở vùng Little Saigon.
Sự ra đời của Việt Weekly đã gây ra hiện tượng trong cộng đồng thời điểm đó vì đã mở ra một hướng đi hoàn toàn mới so với cách làm báo thông thường tại đây, bởi hầu hết người làm báo ở Little Saigon thời điểm đó đều là những người lớn tuổi. Họ đều liên quan đến chế độ cũ nên họ luôn nhìn về Việt Nam bằng gam màu đen tối. Riêng tờ Việt Weekly thì quy tụ những người trẻ với slogan: “Sự thật và diễn đàn”. Làm báo, ai cũng bảo mình nói sự thật nhưng sự thật không thể thiếu sự khách quan và diễn đàn chính là cách tạo cho mọi người có cơ hội nói sự thật.
Năm 2005, Việt Weekly có bài tường trình về buổi tiệc xuân do Tổng lãnh sự Việt Nam tổ chức tại San Francisco (miền bắc California), bài viết đi kèm với hình ảnh đã gây xôn xao trong dư luận bởi vì đây là lần đầu tiên các thông tin, hình ảnh liên quan đến Việt Nam được đưa tin chính thức trên tờ báo của cộng đồng người Việt.
Tháng 11-2006, nhân dịp Việt Nam tổ chức hội nghị APEC tại Hà Nội, Việt Weekly đã đăng ký chính thức cử đoàn phóng viên về Việt Nam đưa tin.
Etcetera Nguyen sau 18 năm, lần đầu tiên trở về Việt Nam trong vai trò nhà báo đã ngỡ ngàng trước sự thay đổi ngoài sức tưởng tượng của anh. Ngoài sự kiện APEC phải đưa tin, anh tham quan nhiều danh thắng miền Bắc, thực hiện nhiều phóng sự hình ảnh, phỏng vấn nhiều người thuộc mọi tầng lớp. Và tất cả những phóng sự bằng hình ảnh mắt thấy tai nghe ấy đã làm nên một cơn gió mới thực sự đối với cộng đồng người Việt. Chỉ 2 tuần lễ ở Việt Nam, nhưng tất cả đã mở ra một trang mới trong nhận thức của chính anh và những độc giả của anh… Qua Việt Weekly, cộng đồng Việt mới bắt đầu hiểu mình đã từng bị bưng bít thông tin như thế nào và có cái nhìn khác hơn về Tổ quốc mà họ đã lìa xa hơn 40 năm. Số lượng phát hành báo tăng vọt đến 45.000 bản mỗi kỳ. Tại hội nghị APEC, anh đã có dịp phỏng vấn nhiều quan chức, và đặc biệt là cuộc trò chuyện với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, và hình ảnh của ông được trang trọng đưa lên bìa báo.
Tất nhiên, Việt Weekly đã bị các nhóm chống cộng cực đoan gây áp lực, biểu tình suốt nhiều năm sau đó. Họ chặn con đường đưa tin bằng hình thức biểu tình, đe dọa thân chủ quảng cáo, đe dọa người mua và cả các sạp bán bằng nhiều phương thức khủng bố. Nhưng Việt Weekly vẫn không lùi bước. Cho đến tháng 9-2011, nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam, 3 cơ quan truyền thông là Phố Bolsa TV, trang mạng KBCHN (Kênh báo chí Hải ngoại) và Việt Weekly gồm 4 nhà báo Nguyễn Phương Hùng (KBCHN), Vũ Hoàng Lân (Phố Bolsa TV), Hứa Trung Quân và Etcetera (Việt Weekly) đã có mặt ở Hà Nội để tham dự những buổi hội thảo về văn hóa Việt Nam, thăm và làm việc với nhiều tòa soạn báo lớn từ Bắc tới Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải Búa liềm vàng cho Nguyễn Quang Trường với loạt bài về "Nghị quyết 36"đăng trên báo Nhân dân
Trở về Mỹ sau chuyến đi này, các buổi mạn đàm, đưa tin về kết quả chuyến đi trên Việt Weekly, KBCHN, Phố Bolsa TV đã làm chấn động cả cộng đồng người Việt, nhất là tin về chuyến đi thăm Trường Sa được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, dành riêng cho các kiều bào từ nước ngoài về tham dự, ra thăm các đảo trong quần đảo Trường Sa.
Và anh đã đến Trường Sa, không phải 1 lần mà những 4 lần: năm 2012, 2014, 2015, 2019. Anh được tạo điều kiện tốt nhất trong việc ghi hình, phỏng vấn, viết tin trong chuyến đi. Việt Weekly, KBCHN, Phố Bolsa TV đã mang về hàng trăm bài viết, phỏng vấn, video clip qua 4 số báo chuyên đề về chuyến đi, cộng thêm 1 cuộc triển lãm mini tại tòa soạn Việt Weekly với trên 500 bức ảnh chụp mọi góc cạnh từ các đảo để người dân trong vùng Little Saigon (California) có thể đến xem tự do… Bốn lần đến với Trường Sa, tiếp cận với những người lính trẻ măng đang ngày đêm giữ đảo, sống gian khổ cùng nắng gió và đối mặt với nguy hiểm, gian lao để bảo vệ từng tấc biển quê hương, tất cả đã dội vào lòng anh biết bao cảm xúc. Và anh đã làm hết mình để mang về những bài viết, video clip bằng chính sự thật không thể chối cãi cùng đồng bào anh nơi đất Mỹ, để họ hiểu những gì mà “chính quyền cộng sản” đã làm để giữ đất, giữ đảo. Tất cả những hình ảnh sinh động ấy đã là lời đáp đanh thép thẳng vào luận điệu ra rả của những phần tử chống cộng cực đoan rằng “cộng sản đã bán đất, bán đảo cho Trung Quốc”.
Việt Weekly tất nhiên không thể sống nổi trong sự phá hoại điên cuồng của các phần tử chống cộng cực đoan, tòa soạn báo viết đành đóng cửa để chuyển sang báo mạng… Tháng 6-2013, Etcetera Nguyen quyết định về Việt Nam sinh sống và tác nghiệp, để được trực tiếp chạm vào những gì đang diễn ra trên quê hương. Năm 2017 tại Mỹ, anh lập kênh YouTube Văn hóa Việt Nam TV (VHVNtv) và bây giờ là Vietnam Today với tôn chỉ khách quan và trung thực. Và anh đã thực hiện hàng nghìn video clip về văn hóa sống, văn hóa du lịch, văn hóa ẩm thực, văn hóa vùng miền trên khắp đất nước... Anh muốn cộng đồng người Việt phải được thấu hiểu như anh đã thấu hiểu những gì đang diễn ra trên quê hương Việt Nam. Đó là một cuộc sống an bình mà hầu hết người dân muốn có, để cùng làm việc, sinh sống và giàu lên từng ngày theo chiều hướng phát triển như vũ bão của đất nước. Nhưng tất cả những điều đó với anh vẫn chưa đủ, bởi anh hiểu những gì mà đất nước thụ hưởng bây giờ đã phải trả giá bằng máu xương của hàng triệu người đã ngã xuống. Nghĩa trang Trường Sơn trắng xóa bia mộ của tuổi 20 còn đó, nhưng những người còn sống, người đã đi qua chiến tranh, qua tù ngục đọa đày, chắc chắn vẫn còn đây. Và anh muốn tự trả lời những câu hỏi đau đáu như: Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Họ, các anh hùng trong chống Mỹ là ai? Trong thời bình, những con người bất khuất đã trải qua trại giam Côn Ðảo, Phú Tài, Phú Quốc sống như thế nào? Hãy nghe tâm sự của anh: “Tôi đã vượt qua, không hề dễ dàng chút nào, cái ‘lằn ranh ý thức hệ quốc - cộng’, để từ phía hải ngoại, ngược dòng về Việt Nam sống chan hòa, tận tụy, chân thành với những giá trị thật đang hiện hữu quanh tôi. Sau chuyến thăm Côn Ðảo tháng 10-2019 trở về TP.Hồ Chí Minh, những hình ảnh, thông tin, con số, sự kiên cường, bất khuất của những người tù chính trị... ‘địa ngục trần gian’ vẫn còn âm ỉ trong tâm trí. Ðọng lại trong tôi còn là hình ảnh khu nhà tù kiên cố kiểu Pháp với các phòng giam mang đầy dấu tích đọa đày đối với bao lớp người tù cách mạng. Tại Côn Ðảo, tôi đã dành toàn thời gian để tìm hiểu, lặng nhìn những địa danh chỉ nghe đến đã thấy e ngại. ‘Trại cải huấn’, ‘Hố bò’, ‘Bãi sọ người’ đã từng là nơi giam cầm, hành hạ biết bao lớp cách mạng tiền bối. Nghĩa trang Hàng Dương như vẫn lẩn khuất hồn thiêng của những chiến sĩ cách mạng đã nằm xuống vì lý tưởng.
Ở TP.Hồ Chí Minh, tôi may mắn được hẹn gặp hai nữ cựu tù binh cách mạng. Có thể nói, từ hai cuộc trò chuyện với chị Trần Duy Phương (tên trong tù là Trần Thị Mai) ngày 9-10-2019 và chị Trần Thu Hồng ngày 14-10-2019 đã tạo cảm hứng, thôi thúc tôi sau đó xếp lại sau lưng mọi công việc ở Hà Nội để thực hiện cuộc hành trình hơn một tháng với nhiều cuộc gặp gỡ, trò chuyện với những cựu tù binh, cựu tù chính trị khác. Chị Trần Duy Phương bị bắt khi ở tuổi đôi mươi, bị thương ở sống lưng đến liệt hai chân, tàn phế suốt đời. Trong hơn 5 năm, chị nằm liệt trên sàn nhà tù Non Nước (Ðà Nẵng), Phú Tài (Quy Nhơn). Chị viết lại kinh nghiệm trong tù của chị qua tác phẩm Tôi nghe tôi hát. Chị kể cho tôi nghe chuyện nhà tù của chế độ ‘Việt Nam Cộng hòa’ mà chị là nhân chứng sống. Chị Trần Thu Hồng bị bắt lúc 13 tuổi. Chị vừa có người thân theo cách mạng, vừa có người thân bên ‘Việt Nam Cộng hòa’. Chị kể 13 tuổi đã giác ngộ cách mạng ở trong tù như thế nào, đã trở thành một đảng viên trẻ khí tiết ra sao qua những đòn tra tấn, đánh đập. Chị làm tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Hai cựu nữ tù binh Trần Duy Phương, Trần Thu Hồng tâm nguyện trong năm 2020 sẽ đi thăm các bạn tù của mình, đến những địa danh cũ như trại tù Phú Tài (Quy Nhơn), Non Nước (Ðà Nẵng)... để cảm nhận lại các giá trị lịch sử mà họ là nhân chứng. Và tôi đã được tháp tùng các chị trong chuyến đi này ”(1).
Và anh đã gặp gỡ hàng chục tù nhân chính trị, đã nghe những câu chuyện kể nhuốm đầy máu và nước mắt. Người kể khóc và người nghe cũng khóc… Anh đã đến thăm nhà anh Lê Hồng Tư và chị Nguyễn Thị Châu, xúc động rơi nước mắt trước mối tình son sắt, thủy chung của anh chị. Họ đã là những anh hùng trong thời chiến, và bây giờ họ trở lại với đời thường và hạnh phúc vì được sống cùng nhau… Anh đã đến từng trại tù ở Côn Đảo, trại tù Phú Quốc, nghe biết bao câu chuyện “kinh khủng” mà anh không tài nào tưởng tượng nổi vì sao con người lại có thể đối xử với đồng loại mình như vậy. Những người ngồi trước mặt anh, bình thường vậy thôi, vì sao họ có thể chịu đựng được tất cả những nhục hình tàn khốc như vậy? Và hơn bao giờ hết, anh mới hiểu thế nào là Lý tưởng của những người cộng sản…
“Giây phút cảm động nhất trong chuyến thăm Phú Quốc là khi chị em tôi tới Nghĩa trang liệt sĩ Phú Quốc, nơi yên nghỉ của 3.305 chiến sĩ, ba ngôi mộ tập thể, hàng nghìn liệt sĩ vô danh.
Nhìn tượng đài hình một cánh tay vươn lên trời cao, thể hiện sự kiên cường, bất khuất của những người tù, tôi thấy cánh tay như khẳng định giá trị kiên trung, bền vững với sự nghiệp giải phóng dân tộc của những anh linh đang nằm tại đây. Chị Trần Thu Hồng nức nở khóc, nhắc tên đồng đội, đồng chí, người thân trong gia đình. Tôi cũng dâng tấm lòng của mình bằng những nén tâm nhang. Là người theo Thiên Chúa giáo có gia đình di cư vào Nam năm 1954, là con của một sĩ quan chế độ cũ, sống ở Mỹ đã hơn 30 năm, tôi ‘ngộ’ ra nhiều điều trước những câu chuyện, những hình ảnh của các chị cựu tù binh, cựu tù chính trị, thấm thía về tấm gương của những người yêu Tổ quốc đến vô vàn, họ đi theo cách mạng và hy sinh cả xương máu của mình.
...Lớp lớp người cộng sản đã vượt qua bom đạn, vượt qua mọi nhục hình, tra tấn, đọa đày để giành lại độc lập cho Tổ quốc, để người dân Việt được sống trong hòa bình. Từ Phú Quốc trở về, trong tôi vẫn nguyên vẹn cảm xúc về các bác, các cô chú đã chiến đấu bằng cả xương máu và sự hy sinh, những người mà một thời tôi từng coi là ‘phía bên kia ’”(2).
Ngày 30-10-2020 anh đã cùng vợ là Lê Lê xuôi ngược vùng cao thực hiện những con đường nhân ái giúp đồng bào vùng cao lưu thông thuận tiện. Hai vợ chồng đã phối hợp với báo Yên Bái, huyện Trạm Tấu trao tặng tiền ủng hộ công trình “Con đường nhân ái” tại thôn Đề Chơ, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu.
.png)
Đây là thôn khó khăn nhất của xã Làng Nhì. Sau 1 tháng kêu gọi ủng hộ, anh huy động ủng hộ từ khán giả kênh Vietnam Today được 385 triệu đồng để bước đầu bê tông hóa 1,3km đường từ thôn Làng Nhì vào thôn Đề Chơ đầu tư mua vật liệu xây dựng, còn lại huyện huy động từ nguồn xã hội hóa và nhân dân đóng góp ngày công. Công trình có kết cấu nền đường bê tông rộng 1,5m, mặt đường dày 12cm, từng bước giúp nhân dân có thêm điều kiện đi lại, giao thương thuận lợi và phát triển du lịch khi tại đây có thác Háng Tề Chơ với vẻ đẹp hùng vĩ, sẽ là điểm du lịch khám phá đầy hứa hẹn. Trước đó, anh đã huy động tài trợ từ khán giả kênh Vietnam Today cho nhân dân thôn Đề Chơ được 70 triệu đồng để kéo đường điện dân sinh và 60 triệu đồng để làm sân điểm trường mầm non thôn Đề Chơ, xã Làng Nhì cùng nhiều quà tặng là vật dụng sinh hoạt khác.
Khi miền Trung quằn mình trong trận lũ kinh hoàng vào cuối năm 2020, Nguyễn Quang Trường và Lê lê cũng có mặt ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Số tiền anh quyên góp cũng từ khán giả, những người bạn đồng hành yêu mến anh trên kênh Vietnam Today được 931.734USD, và lập tức ngày 10-11-2020, anh và Lê Lê có mặt ở những nơi xa xôi nhất để kịp thời mang tấm lòng của những nhà hảo tâm đến với những gia đình khó khăn nhất. Anh đã phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành, xã và cán bộ thôn và cảm nhận được tấm lòng của những người bám trụ ở đây. Các cán bộ thôn, xã đã sát cánh cùng anh lặn lội đến những nơi hiểm trở nhất… Và ở đây, cả hai vợ chồng đã hiểu thế nào là giọt nước mắt của nghĩa đồng bào trong những lúc gian nan nhất. Nhiều người đã ôm lấy anh mà khóc, và anh đã cảm nhận thế nào là hạnh phúc khi ôm từng khuôn mặt nhăn nheo, khắc khổ và nắm lấy những bàn tay xám xịt đi vì đói lạnh nhiều ngày… Số tiền ấy rất nhỏ so với tiền trăm tỉ của một số người nổi tiếng trước đó, nhưng đó là đồng tiền của lương tri, từng đồng được anh kết toán rõ ràng, chuyện sinh hoạt đi lại, ăn uống của anh chị là từ tiền túi chứ không hề động đến Quỹ dù một đồng.
Đọc bài báo Hãy trân trọng giá trị của hòa bình của anh trên báo Nhân dân, tôi đã tự hỏi, vì sao một người được nuôi dưỡng trong thù hận suốt gần 40 năm, người đã từng hăng hái chống cộng, đã từng vẽ tranh biếm bôi nhọ “cộng sản” như anh, chỉ cần một lần về nước, một lần tiếp cận với cuộc sống thực sự của đất nước, anh như người được đốn ngộ. Anh đã sống, đã tiếp cận cuộc sống bằng trái tim sục sôi của người đi tìm kiếm sự thật. Và sự thật về một đất nước tươi đẹp đang dần hiện ra trước mắt anh… Anh không mù quáng vẽ hình đất nước bằng một màu hồng, mà dưới cái nhìn sâu sắc của một nhà báo, anh hiểu và cảm nhận xu thế đang tiến triển từng ngày của đất nước. Trong một bức tranh tổng thể của một quốc gia, không thể không có những mảng màu đen tối, nhưng anh có niềm tin mãnh liệt rằng rồi bóng tối sẽ qua đi, và với sự nỗ lực hằng ngày và với niềm tin ngày càng bền chắc của nhân dân đối với Nhà nước, chắc chắn Việt Nam sẽ băng băng tiến bước với một vị thế mà cả thế giới phải nhìn về và kính phục. Bằng chứng trước mắt đó là kết quả của công cuộc chống đại dịch COVID-19 vừa qua đấy thôi. Ở Việt Nam, khi có biến đó là lúc nhân dân cả nước trở thành một khối, và đó chính là một sức mạnh không có gì lay chuyển nổi…♦
(1), (2) Trích bài viết Hãy trân trọng giá trị của hòa bình đăng trên báo Nhân dân ngày 17 và 21-4-2020.
Ngày ấy vềNăm Thôn ♦ TRẦN NHẬT LAM Ngày ấy về Năm Thôn Mấy o du kích ùa ra đón Bủa vây tôi thân ái Súng đạn tôi đâu ngại Chỉ e chĩa vào mình những đôi mắt tươi trong. Tôi đi phừng phừng đuốc lá dừa Quên hết gập ghềnh cầu khỉ Nương theo vầng sáng Chỉ biết trên đầu mùa xoài ngọt đung đưa Chỉ nghe hai bên đường tiếng then vui mở cửa. Ăn bữa cơm du kích đơn sơ Với cái kết sao mà thịnh soạn Ghi ta bập bùng, đã đời vọng cổ Bữa cơm thành bữa tiệc. Bên vách khuya chưa ngủ Lại bập bùng ghi ta. Lại đã đời vọng cổ Cù lao đêm gió quạt Sông duỗi mình nghe du kích hát tương lai.  Làng quê
|