Lý luận phê bình

RỒNG LÊN, RỒNG LÊN…

Hỏi: Hôm nay ta bàn về kinh tế đất nước trong thế kỷ 21 chăng? Hay là về hình vẽ trên lon bia Sài Gòn?...

Đáp: Không, không. Đây tôi xin trình bày chút cảm nghĩ miên man về con rồng Lý.

Xuân Diệu: Vẫy chào cõi thực hư

Mỗi lần tôi đến thăm, anh Xuân Diệu hay đưa tôi đọc những bài thơ chưa đăng. Lần ấy, tôi đọc một bài có tên là Chấp nhận. Bài thơ có 5 đoạn, 20 câu. Xin trích ra đây 3 đoạn:

Xuân Diệu với trường Quốc Học Huế và chương trình “Tiếng Thơ”

CHÀNG THI SĨ CỦA TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ

Trường Quốc Học Huế được thành lập năm 1896 theo dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái. Trường chỉ có bậc trung học cơ sở. Niên khóa 1936-1937, trường đổi tên là Lycée Khải Định, bắt đầu có hệ trung học phổ thông và thi tú tài bán phần, tú tài toàn phần. Năm học đầu tiên, các học sinh lớp 11, 12 rút từ trường Albert Sarraut ở Sài Gòn và trường Bưởi Hà Nội.

Xuân đến sớm từ những tình cảm yêu mến Việt Nam

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ “GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIỆT NAM” (5/1/2010 - 10/1/2010)

Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam (5/1/2010-10/1/2010) đã kết thúc. Có thể nói rằng, mặc dù còn một số khiếm khuyết trong tổ chức nhưng Hội nghị đã thành công tốt đẹp.

Xin mạo muội mấy lời về một bản dịch của Tản Đà

Đó là bản dịch rất hay cho một bài thơ Đường: Hoàng Hạc lâu. Nguyên tác là một tuyệt bút mà dịch phẩm cũng thật tuyệt vời.

Võ Tắc Thiên là một nhà thơ

Đài truyền hình Việt Nam VTV3 đã kết thúc bộ phim dài về Võ Tắc Thiên từ lâu, nhưng nhiều người xem vẫn còn nắc nỏm bàn tán về nhân vật nữ đặc biệt này. Phải nói là bộ phim khá hấp dẫn, về kịch bản, đạo diễn, diễn xuất… nhiều mặt chứng tỏ phim Trung Quốc về đề tài lịch sử được khai thác và dàn dựng khá công phu và rất hay.

Vĩnh biệt nhà thơ Tế Hanh

MAI QUỐC LIÊN

Nhà thơ Tế Hanh đã từ biệt cõi trần. Và thế là thêm một nhà thơ lớn nữa của nền văn học dân tộc đã ra đi. Và mỗi một lần như thế, chúng ta cảm thấy mất mát, tiếc thương và xót xa vô hạn. Những nhà thơ lớn ấy là tâm hồn và lương tâm của đất nước. Họ mất đi, đất nước cảm thấy lòng trống vắng. Dường như họ đã mang đi qua thế giới bên kia biết bao xúc cảm, tinh hoa tâm hồn, mà thiếu nó cuộc sống dễ trở nên cằn khô, lạnh lẽo.

Vĩnh biệt Nhà sử học CHARLES FOURNIAU, người bạn lớn đã từng sẻ chia với Việt Nam trong lửa đạn

Sinh ngày 17/9/1920, ông đỗ thạc sĩ năm 1949 và tiến sĩ sử học năm 1983 với luận án Cuộc chinh phục Trung Kỳ và Bắc Kỳ 1885-1896 (La conquête de l’Annam et du Tonkin 1885-1896). Phần lớn thời gian được ông dành để nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời cận đại. Ông đã viết nhiều sách như: Trung Kỳ - Bắc Kỳ 1885-1896: Sĩ phu và nông dân Việt Nam đối đầu với cuộc chinh phục thực dân (Annam - Tonkin 1885-1896: Lettrés et paysans viêtnamiens face à la conquête coloniale ) (1989); Việt Nam: Sự thống trị thuộc địa và cuộc kháng chiến dân tộc 1858-1914 (Vietnam: domination coloniale et résistance nationale 1858-1914) (2002).