Ẩm thực

Món ăn ba miền ngày Tết

Bài và ảnh: TỊNH HẢI (*)

Hồn Việt xin giới thiệu cách chế biến 3 món ăn của người Việt Nam nhân dịp Tết.

Mối rang

Ít ai biết rằng mối rang là một món hấp dẫn, giàu chất đạm và khoáng. Mối rang có vị bùi, béo, ngọt và rất thơm - mùi châu chấu nướng.

Mì Quảng Phú Chiêm

Chẳng biết mì Quảng có từ bao giờ và ai là người đầu tiên chế biến ra món ăn này, chỉ biết món mì Quảng đã đi vào miền hoài niệm của bất cứ người con đất Quảng xa xứ nào, bất cứ thế hệ nào như một hiện tượng “di truyền” vậy.

Mắm cua đồng

NGUYỄN TRUNG HIẾU

Có một món ăn dân dã mà tôi dám chắc các bạn trẻ ở thành phố, trên dưới hai mươi tuổi, không dễ biết - mắm cua đồng.

Lên Tây Giang ăn món cá niên

Trường Sơn bao la, thâm u hoang dã, trong đó vùng rừng núi địa phận huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) được xem là “thủ phủ” của cá niên (cá liên).

Lẩu mắm U Minh

Lẩu mắm nghe tên đã thấy lạ, lại còn ở tận xứ U Minh thì càng thấy có cái gì đó khơi gợi sự tò mò của không ít người – muốn thử ăn lẩu mắm U Minh một lần.

Lẩu mắm cá bống kèo

NGUYỄN MẪN CÁN

Vào mùa nước nổi, điên điển nở vàng trên cánh đồng ngập nước. Cá bống kèo chen chúc từng đàn vào ruộng, còn rau đắng thì mọc xanh um quanh nhà. Đến với miệt vườn lúc này không gì bằng thưởng thức lẩu mắm cá bống kèo.

Lẩu hoa

Mùa khô, trời oi bức, má thường nấu lẩu bông thiên lý cho chúng tôi ăn để giải nhiệt. Bông thiên lý, bông mướp, bông bí đỏ được chúng tôi săn tìm ráo riết, có thể mua ngoài chợ hoặc hái trên giàn mướp sau nhà, nếu có thêm cần nước thì càng hay nhưng làm thế nào có đủ các loại bông thì má mới chịu. Má nói “Xứ mình hoa trái bạt ngàn, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, hoa trái nào cũng có hương vị riêng, cũng là vị thuốc hay chữa bệnh, nấu nướng phải đúng cách, đủ vật liệu thì mới ngon, mới bổ”.

Khoai Lệ Phố

HÀ NGỌC

Xem phim Tể tướng Lưu gù của Trung Quốc, hẳn không ai quên câu chuyện Lưu gù lấy củ nâu thay khoai Lệ Phố (Quảng Tây – Trung Quốc) dâng lên vua Càn Long. Vì cái sự chát sít cổ của củ nâu mà vua Càn Long đã miễn cho dân Lệ Phố (Quảng Tây) hàng năm không phải chở khoai Lệ Phố lên kinh đô tiến vua nữa. Khoai Lệ Phố là một loại khoai rất ngon. Củ khoai to, nặng đến gần 1 ký, nhiều bột, có mùi thơm, vị hơi ngọt. Nếu xếp khoai vào nơi thoáng mát và khô ráo có thể giữ được hàng tháng mà khoai không bị thối.

Ketchup đã trở thành "nước mắm" của người Mỹ như thế nào?

Dan Jurafsky là giáo sư Ngôn ngữ học của trường Đại học Stanford (Mỹ). Những bài viết của ông trên blog cá nhân thường có đề tài về lịch sử ngôn ngữ ẩm thực của các dân tộc trên thế giới (The Language of Food). Dưới đây là câu chuyện thú vị của Dan Jurafsky về mối liên quan giữa “nước mắm” – thứ nước chấm “quốc hồn quốc túy” của người Việt, và “ketchup” (sốt cà chua) – “nước chấm quốc gia” của người Mỹ, mà tôi được đọc qua trang báo mạng slate (nhan đề bài viết nguyên văn tiếng Anh là The Cosmopolitan Condiment – An exploration of ketchup’s Chinese origins (Gia vị toàn cầu – Thử tìm hiểu nguồn gốc Trung Hoa của ketchup); nhan đề bản tiếng Pháp là Comment le ketchup est devenu le nuoc mam des Américains (Ketchup đã trở thành “nước mắm” của người Mỹ như thế nào?). Xin giới thiệu để bạn đọc cùng tham khảo…