Mỹ thuật
Xem lại những bức tranh thiếu nữ của Dương Bích Liên
TRỊNH CHU
Xưa nay người ta vẫn thường ca tụng: chưa có ai vẽ thiếu nữ lại mơ mộng, điệu đàng như Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân. Phải thừa nhận Tô Ngọc Vân tài hoa, mẫu mực, rất điêu luyện trong sử dụng màu trắng: vẽ được cái nhung, cái tuyết của tà áo trắng cùng những đường cong uốn lượn sáng lòa sắc màu người thiếu nữ. Thế nhưng rất tiếc, cái đẹp của Tô Ngọc Vân là cái đẹp điệu đàng, kiểu cách. Một cái đẹp làm dáng, ngoại hình, lãnh đạm với người xem. Ngược lại, Dương Bích Liên không những thể hiện được tâm hồn mà còn vẽ được cái duyên của người phụ nữ - là cái khó nhất, mơ hồ nhất. Các cô gái trong tranh Dương Bích Liên đẹp, nữ tính đúng nghĩa: dịu dàng, thùy mị, đằm thắm… và rất Việt Nam. Tranh ông thường quan tâm đặc tả chi tiết (chủ yếu là ánh mắt).
Từ nhà Nho yêu nước đến người mở đường hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ XX
Có một bức họa Núi rừng Việt Bắc vẽ bằng mực Nho theo phong cách Á Đông, khổ lớn, 1,7x4m, đã trang hoàng phòng khách tiết Phủ Thủ hiến Bắc Việt (những năm 50 thế kỷ XX), thời Hà Nội bị Pháp chiếm đóng. Đến khi Chính phủ kháng chiến tiếp quản Thủ đô (1954) thì tác phẩm đó đã biến mất, có dư luận cho là hình như nó đã được đem ra nước ngoài.
Tranh lụa một thời
LÊ THANH TRỪ
Mới đây hơn một ngày, tình cờ đọc báo Sài Gòn Giải Phóng, gặp được bài “Khơi dậy sức sống của dòng tranh lụa Việt Nam” của Quỳnh Chi. Triển lãm tranh tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, với 155 bức tuyển chọn từ 600 tác phẩm của hàng trăm tác giả gửi đến tham dự. Sự khơi dậy làm tôi nhớ lại thời kỳ huy hoàng của dòng tranh lụa cách đây khá nhiều năm của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mà cố hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh là tiêu biểu.
Tranh của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo, “trong 8 danh họa và nhà điêu khắc vừa được Nhà nước tặng giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm thật xứng đáng đứng trong hàng ngũ “bát tú” trên bầu trời nghệ thuật nước nhà. Sự đóng góp lớn lao nhất của ông vẫn là mở ra cho mình một lối vẽ không lặp lại những người đi trước, và sau đó là đức tính kiên trì lao động, sáng tạo nghệ thuật… góp phần tôn vinh nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại”.
Tôi vẽ tranh khỏa thân
Nay cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XXI thì hình ảnh khỏa thân ê hề khắp phố, khắp chợ… từ phim ảnh màu tươi tắn quyến rũ, tượng phiên bản đổ hàng loạt phơi bày bằng thạch cao, cho tới bằng… da thịt thật… nhiều đến nhàm chán. Nhưng nghệ thuật thì khác: vẫn là quý hiếm. Ở nước ta chưa có họa sỹ nhà điêu khắc nào chuyên về khỏa thân. Bởi nghệ thuật này, tưởng phóng túng dễ dàng mà rất khó.
Sướng và khổ của họa sĩ Lưu Công Nhân
PHẠM THANH TÂM
Năm 1954, Lưu Công Nhân bắt đầu nổi trội trong giới họa sĩ trẻ là một cây bút tài hoa, và tôi cũng là một trong những người hâm mộ tranh của anh: Bút pháp Lưu Công Nhân phóng khoáng, màu sắc trong trẻo, vẽ như chơi mà đẹp! Cho tới bây giờ, tôi vẫn còn nhớ nhiều ấn tượng, kỷ niệm vui vui ở ông bạn họa sĩ này…
Số phận những kiệt tác của Hội họa Việt Nam
HOÀNG ĐĂNG
Thiếu nữ bên hoa huệ, Chơi ô ăn quan… đều có những phiên bản từng được treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong khi đó, bức tranh gốc lại có số phận chìm nổi gắn với biết bao biến thiên, thăng trầm của thời cuộc…
Phạm Thanh Tâm, người họa sĩ đi qua chiến tranh
Đại tá, họa sĩ Phạm Thanh Tâm từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách là phóng viên trung đoàn sau đó là đại đoàn. Hành trang bước vào cuộc chiến của chiến sĩ - hoạ sĩ tuổi 20 Phạm Thanh Tâm không phải là súng đạn mà là cọ, chì, bút sắt...
Phạm Tăng, họa sĩ
Tôi thuộc loại người không theo kịp thời đại. Nghe nhạc Rock, nhạc Jazz thì chối tai, chỉ muốn cái gì êm dịu, cổ điển. Khi xem khu nghệ thuật hiện đại ở Beaubourg - Paris thì ngơ ngẩn như Chúa Tàu nghe kèn, cứ im thin thít sợ giống đức Vua trong truyện Andersen. Tôi không thích thú nghệ thuật trừu tượng, nói chung. Có lẽ, theo cảm xúc Á Đông “của tôi”, nó khô quá, trí tuệ quá, công nghiệp hóa quá. Nhưng những năm 80, mấy lần xem tranh của Phạm Tăng ở Paris, phần nào tôi phải xét lại ý kiến - có lẽ là thành kiến - của mình về tranh trừu tượng.
Nude – cái đẹp của nghệ thuật
“Nude suy cho cùng cũng chỉ là một đề tài, một hình thức biểu hiện của nghệ thuật. Trong sáng tạo, không thể đồng nhất nghệ thuật với đề tài, lấy nội dung làm tiêu chí duy nhất để đánh giá bức tranh, bức tượng xấu hay đẹp” (Lê Thiết Cương, Nghệ thuật mới, số 3-2012). Vậy nên, có thể hiểu nude (khỏa thân) như một khuynh hướng sáng tác, một món ăn có vị khác, lạ giữa bàn tiệc nghệ thuật. Món ăn đó có thể ngon, thích hợp trong sự thưởng thức của một lớp người, nhưng đó chưa chắc là món ăn nền trong khẩu vị hằng ngày.