HỎI:
Ba Bụt (Cao Lãnh - Đồng Tháp): Xin cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ Ăn vóc học hay? “Vóc” và “hay” ở đây nghĩa là gì?
ĐÁP:
Nguyễn Quảng Tuân: Chúng tôi nhận thấy các câu tục ngữ của ta thường dễ hiểu, không mấy khi cầu kỳ nên không cần phải truy tìm theo ngữ nghĩa khó khăn làm gì cho nhiễu sự. Nếu tra các tự điển gần đây thì trong quyển Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (Hà Nội - 1989) chữ “vóc” đã được giảng là “ít” và Ăn vóc học hay đã được giảng là “ăn ít nhưng học giỏi”.
Trên tạp chí Kiến thức Ngày nay số 194 ra ngày 10/12/1995 ông An Chi lại cho rằng:“Vóc là tính từ và đây là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một nguyên từ ghi bằng chữ 郁è mà âm Hán Việt thông dụng là úc nhưng âm chính thống lại là vúc… Úc (vúc) là thơm ngon. Tóm lại, vóc có nghĩa là thơm ngon và Ăn vóc học hay chỉ đơn giản có nghĩa là ăn ngon học giỏi”.
Quyển Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Văn Hành chủ biên (Hà Nội - 1994) đã giảng: “Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. Trước hết, hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Vì hay là một tĩnh từ nên vóc, từ đối ứng với nó cũng phải là một tĩnh từ... Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khỏe mạnh của con người… Do đó, câu Ăn vóc học hay được hiểu là ‘ăn khỏe, học hành giỏi giang’” .
Quyển Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng đã giảng câu tục ngữ Ăn vóc học hay là “ăn cho nên vai nên vóc thì học cũng phải cho nên người”.
Quyển Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học của Phan Ngọc (NXB Trẻ - TP.HCM - 1995) theo ngữ pháp đã giải thích Ăn vóc học hay là: “Phải ăn thì mới có vóc (thân hình to lớn), phải học thì mới tài giỏi được”.
Qua các cách giảng kể trên, chúng tôi nhận thấy cách giảng của ông Phan Ngọc là hợp nghĩa hơn cả so với cách giảng trong quyển Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến đức (Trung Bắc Tân Văn in năm 1931) đã giảng: “Vóc: thân người. Lớn người, to vóc. Văn liệu: Ăn vóc học hay”.
Như vậy ta có thể hiểu một cách thông thường: Ăn vóc học hay là ăn cho có sức vóc (khỏe mạnh) thì học mới hay, mới giỏi được.
HỎI:
Trần Hà (Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh): Xin cho biết nguyên văn chữ Hán câu của Nguyên Chẩn đề trên bia mộ Đỗ Phủ.
ĐÁP:
GS Mai Quốc Liên:
Đó là câu:
杜子美上?薄–•?騷下該沈宋,言¾奪蘇h李?氣?吞?曹劉,掩顏謝之孤高,雜徐?庾之流麗,盡得?古今體勢?,兼人人之所獨專,則詩人以來,未有?如子美者ß.
Phiên âm: “Đỗ Tử Mỹ thượng bạc Phong Tao, hạ cai Thẩm, Tống, ngôn đoạt Tô, Lý; khí thôn Tào, Lưu, yểm Nhan Tạ chi cô cao, tạp Từ, Dữu chi lưu lệ; tận đắc cổ kim thể thế, kiêm nhân nhân chi sở độc chuyên, tắc thi nhân dĩ lai, vị hữu như Tử Mỹ giả”.