Hồi 41 Tam quốc diễn nghĩa với đề Lưu Huyền Đức đưa dân qua sông cho thấy rõ bộ mặt ngụy thiện của Lưu Bị. Đã có nhiều người phân tích, ở đây tạm trích một ý kiến.
Trong con mắt mọi người, Lưu Bị chẳng phải là ông vua nhân từ số một trong thiên hạ, yêu dân như con, thà hy sinh mình chứ không chịu để cho dân phải khổ hay sao? Sự việc thể hiện rõ nhất đức độ này của Lưu Bị không gì hơn cuộc chiến ở gò Trường Bản. Khi ấy, Tào Tháo tiến vềmiền Nam, Lưu Bị dẫn mười vạn dân đi theo đang bị Tào Tháo đuổi kíp. Theo Tam quốc diễn nghĩa (TQDN), Lưu Bị không muốn bỏ dân, cho dù quân đội của mình bị tiêu diệt, thế lực của mình bị tiêu hao cũng không chịu để dân bị thương vong. Nhưng chính ở cuộc chiến này đã làm nổi bật sự nham hiểm và quyền mưu của ông ta, đó là dùng dân để đặt cược. Dụng ý không bỏ dân gồm mấy nguyên nhân sau đây:
Một là, để mình được thoát. Lúc ấy kỵ binh của Tào Tháo một ngày đi hơn ba trăm dặm, Lưu Bị dù không đưa dân đi theo cũng bị quân Tào đuổi kịp, nhưng nếu mang theo dân (dân lúc ấy đi sau ông ta), dân sẽ ngăn quân Tào, quân Tào muốn giết họ ắt mất nhiều thời gian, Lưu Bị ắt thừa cơ chạy thoát; nếu không giết cũng phải cử người phủ dụ họ, đưa họ trở vềTân Dã.
Hai là, để Tào Tháo bị chửi. Trong đám loạn quân, dân khó tránh có người thương vong, Lưu Bị có thể mượn cớ đó để thảo phạt Tào Tháo.
Ba là, để bảo tồn lực lượng. Lưu bịnếu chạy thoát, lại dẫn theo được mấy vạn dân thì sau đó được tăng thêm quân và lực lượng sản xuất. Phải thừa nhận, trong việc này, kỹ xảo diễn xuất của Lưu Bị quá giỏi, lừa được bao nhiêu người. Sau khi bình định được Ba Thục, một mưu sĩ đã nói với ông ta: “Bên ta thi hành chính sách chỉ cần ngược với Tào Tháo là có thể được lòng cả thiên hạ”. Như thế đủ thấy, dân chúng chỉ là công cụ của Lưu Bị, ông ta không hềyêu dân thật lòng.
Trước đó, TQDN cũng cho thấy Lưu Bị là quân tử giả hiệu. Khi thủ hạ của Đào Khiêm là Trương Khải giết chết cả nhà Tào Tháo, Tào Tháo căm giận đánh Đào Khiêm, đi đến đâu chém giết đến đấy, tuy có quá đáng song cũng vì trả thù cho bố. Lưu Bị muốn cứu Đào Khiêm, viết thư khuyên Tào Tháo rút quân, lo việc triều đình trước, sau hãy trả thù riêng (Hồi 11). Mấy chục năm sau, Quan Vũ để mất Kinh Châu và bị giết chết, Lưu Bị đã quên những lời chính mình khuyên Tào Tháo trước đây, cất quân cả nước đánh Tôn Quyền trả thù cho em kết nghĩa. Nói đến cái chết của Quan Vũ, không thể không nói đến Tôn Quyền có lòng tốt cho Lưu Bị “mượn Kinh Châu”. Lưu Bị hứa khi nào lấy được Ba Thục thì trả Kinh Châu, nhưng khi lấy được Ba Thục, Lưu Bị lại nói lấy được Hán Trung rồi sẽ trả. Lấy được Hán Trung rồi thì sao? Vẫn cứ ỳ ra, không chịu trả. Đó là chiến thuật của kẻ vô lại. Quân tử lại ưng dùng chiến thuật vô lại, như thế chẳng phải là ngụy quân tử hay sao? Tôn Quyền dùng văn không xong, buộc phải dùng võ là điều tất nhiên!
Lưu Bị căm thù kẻ giết em kết nghĩa chẳng kém gì Tào Tháo căm thù kẻ giết cha ruột của mình. Cuộc kết nghĩa vì mục đích cao cả giữa Lưu, Quan, Trương từng làm cảm động biết bao thế hệ độc giả. Thời xã hội truyền thống, ai mà chẳng muốn trong cuộc đời mình có được mấy anh em thân thiết, nương tựa nhau như môi với răng, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn? Huống hồ cuộc sinh tồn của “thảo dân” rất gian nan, sinh mệnh của họ khó được bảo đảm, hoàn cảnh lại chênh vênh, lực lượng lại mỏng yếu. Nếu không “kết nghĩa kim lan” thì ai quan tâm đến sống chết của mình?
Nhưng vấn đê ̀chính là ở chỗ ấy. Bây giờ, nếu các thành viên một xã hội chỉ dựa vào biện pháp ấy để sinh tồn, để phát triển thì có còn là xã hội tốt đẹp hay không? Hiển nhiên, để quốc gia tiến bộ, dân được hạnh phúc, chúng ta phải vứt bỏ “kết nghĩa vườn Đào”, xây dựng quốc gia pháp trị thông qua “công ước toàn dân”. Gắn bó bằng “khế ước xã hội” như thế cũng là một loại “kết nghĩa”, chỉ có điều không kết nghĩa ở “vườn Đào”. Cho dù ở xã hội truyền thống, ảnh hưởng và tác dụng của “kết nghĩa vườn Đào” cũng có hai mặt chính, phản. Anh em kết nghĩa làm việc tốt thì ảnh hưởng là chính diện, anh em kết nghĩa làm việc xấu thì tác dụng là phản diện.
Có thể có người sẽ bảo tôi: “Trung Thiên, anh không thể chỉ vì một cuộc kết nghĩa vườn Đào mà phủ định toàn bộ TQDN. Phẫu thuật chỉnh dung (như phim truyền hình Tam quốc gói gọn trong có mười giây) chẳng được hay sao?”. Nghe ra rất có lý, tiếc rằng “kết nghĩa vườn Đào” không phải là cái mụn mọc trên mặt. Là một tác phẩm văn học nổi tiếng, TQDN có chủ đềrõ ràng, có kết cấu chặt chẽ. Dùng “kết nghĩa vườn Đào” để mở đầu cả bộ truyện là tác giả đã nghĩ lung lắm. Nếu bỏ đi, chẳng những rất nhiều câu chuyện đằng sau không thể viết mà quan trọng hơn là không có cách gì thể hiện chủ đềtrung nghĩa của bộ truyện. Trung nghĩa là điều chúng ta thích, chúng ta ham. Trong thời gian rất dài, xã hội Trung Quốc đều là xã hội nông nghiệp, trọng nông ức thương, như thế ắt không thể sản sinh tinh thần khế ước. Không có tinh thần khế ước sẽ không có truyền thống pháp trị. Nếu không có khế ước và pháp trị để nương tựa thì chỉ có thể dựa vào đạo đức, hoặc nói chỉ có thể lấy lòng tin thay cho khế ước, lấy đạo đức thay cho pháp trị. Như thế, trước hết phải coi trọng “trung”, thứ đến phải coi trọng “nghĩa”. Trung để quy phạm bản thân, nghĩa để quy phạm người khác. Tôi trung thành, anh trượng nghĩa, dưới trên, tả hữu đều cân nhắc, thế là trật tự được duy trì, quan hệ được giữ vững, thiên hạ được thái bình. Còn như mâu thuẫn nội tại của chúng, chúng ta có thể làm như không thấy, hoặc cố ý hay vô tình né tránh. Chúng ta có tinh thần A.Q mà!
Đáng tiếc là sự việc không đơn giản như chúng ta tưởng tượng. Ví như Trương Liêu biết sớm muộn gì Quan Vũ cũng bỏ đi, báo hay không báo cho Tào Tháo biết đây? Không báo là bất trung với Tào Tháo, báo là bất nghĩa với Quan Vũ, cuối cùng Trương Liêu chọn trung trước, nghĩa sau. Thật ra đó cũng là yêu cầu của đạo đức luân lý truyền thống: Trung ở trên nghĩa, bởi vậy khi vừa lên làm Trại chủ Lương Sơn, Tống Giang đã đổi Tụ nghĩa sảnh thành Trung nghĩa đường.
Khốn nỗi ở thời Tam quốc, tướng lĩnh đầu hàng nhan nhản, “trung” là cả một vấn đề. Mâu thuẫn của vấn đềđã được TQDN ra sức dàn xếp nhưng chúng cứ như A Đẩu, vực đến mấy cũng cứ đổ.
Ngoài ra, trước tình hình nhiều đạo diễn vẫn muốn cải biên TQDN thành phim, khi được Nam Đô tuần san phỏng vấn, Dịch Trung Thiên nói:
“Bất kể dùng phương thức gì, điện ảnh, phim truyền hình hay kịch, cũng bất kể người ta nhìn nhận thế nào, tôi đều phản đối cải biên TQDN. Không thể cải biên TQDN! Cải biên Tây du ký, Hồng lâu mộng, Thủy hử truyện đều được, tôi không phản đối, tôi chỉ phản đối cải biên TQDN. Bài Chứng bệnh về tư tưởng chủ đề của TQDN đăng trên Nam phương cuối tuần của tôi đã định nghĩa TQDN là một lá cờ đáng ngờ và hai viên thuốc có độc, vì thế có thể viết lại lịch sử vềgiai đoạn Tam quốc, nhưng không thể cải biên TQDN.
Cho nên các đạo diễn tuy đê ̀xuất “chỉnh dung chứ không biến tính” (tính là tư tưởng chủ đề), song họ cũng biết là không thể được, bởi vì tư tưởng của TQDN quả thật quá tệ, nếu tái hiện đúng như thế là không được. Bởi vậy họ cũng muốn điều chỉnh, nhưng điều chỉnh không xong vì đó là thứ đã ăn sâu tận xương rồi. Cho nên khi được đạo diễn Dương Hiểu Dân mời góp ý về kịch bản Tam quốc, tôi đã giao hẹn với anh ấy bốn điều: một là không ủng hộ, hai là không phản đối, ba là không tham gia, bốn là không bình luận. Tôi không phản đối chỉ là không công khai phản đối. Anh cứ việc tiến hành, trong quá trình anh làm phim, tôi không công khai phản đối. Bạn bè với nhau, đối xử như thế là thỏa đáng rồi.
Thủy hử truyện cũng có vấn đề, khá nghiêm trọng là kỳ thị phụ nữ, nhưng có thể điều chỉnh, chỉ khó nhất là mấy hồi về Phan Kim Liên. Dương Hùng và Phan Xảo Vân dễ hơn một chút, có thể tránh né, còn Phan Kim Liên thì không tránh né được. TQDN cũng như vậy, cho nên tôi cảm thấy nếu muốn làm phim thì nên trở vềvới Tam quốc chí, trở về với Trần Thọ chứ không phải La Quán Trung. Đây không phải là vấn đề lịch sử hay văn học. Văn học cũng phải xem là văn học thế nào. Văn học rõ ràng có độc mà vẫn muốn cải biên hay sao? Thích đọc TQDN là vướng vào ma túy rồi. Tư tưởng mà bộ truyện truyền bá cản trở Trung Quốc tiến bộ. Có được ý thức hiện đại ắt sẽ phản cảm với quan niệm đạo đức và quan niệm giá trị ở TQDN. Và bạn đọc nào có ý thức hiện đại mà đọc TQDN cũng phản cảm như thế”.