Lâu nay, chúng ta vẫn có thói quen coi trái cây là món ăn tráng miệng. Nghĩa là sau khi ăn uống no nê chúng ta ăn liền thêm vài lát trái cây. Thế nhưng, nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa sẽ làm bụng khó tiêu và chất dinh dưỡng không được hấp thu tuyệt đối, mà dân gian vẫn quen gọi là chứng ợ hơi, cảm giác sình bụng… Dưới đây là một số lưu ý khi ăn trái cây:
- Nên ăn trái cây khi bụng trống. Tốt nhất ăn trái cây sau bữa ăn một đến hai giờ.
- Ưu tiên ăn trái cây hơn uống nước ép trái cây.
- Uống nước ép trái cây tươi, không uống nước đóng hộp.
- Uống nước ép trái cây từ từ từng ngụm để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt.
- Không nấu chín trái cây (sẽ làm mất các vitamin).
- Người có vấn đề tiêu hóa như chứng khó tiêu không nên ăn trái cây kết hợp với sữa chua hoặc đường.
Điều thú vị là trái cây có khả năng thanh lọc cơ thể. Nếu chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày sẽ cho ta một bề ngoài tươi trẻ, khỏe khoắn và tinh thần sảng khoái.
Một số loại trái cây có lợi cho sức khỏe và dễ tìm ở Việt Nam:
- Ổi , Ðu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.
- Chuối: chứa nhiều vitamin B6, B12, kali, magiê… giúp trí não hoạt động nhạy bén và linh hoạt. Chuối giàu chất xơ có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón.
- Dưa hấu: chứa 92% nước giúp hạ nhiệt làm đỡ khát. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).
- Cam: Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.
- Dâu tây: chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.