Sáng tác

HV161 - Cuối năm mua vôi

♦ PHẠM ĐÌNH ÂN

HV161 - Dấu tích Thăng Long

Ô Quan Chưởng - cửa ô còn lại duy nhất của kinh thành Thăng Long

HV59 - Hồi ký của người vợ đầu nhà thơ Tế Hanh (Phần 1)

Cơ duyên tôi có được Tùy bút thân thương

Năm 1954, tôi vào học lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) trường tư thục Hoàng Diệu tại Đà Nẵng. Bấy giờ, người dạy tôi môn Toán là cô Bùi Đặng Hà Phụng. Qua năm sau, tôi thi đỗ vào học lớp đệ lục (lớp 7) trường công lập Phan Châu Trinh. Trong khi đó trường Hoàng Diệu bị chính quyền (thời Ngô Đình Diệm) đóng cửa vì thầy hiệu trưởng Trịnh Thể – một đảng viên cao cấp của Quốc Dân Đảng – bị ám sát hụt và bị bắt đi tù. Cô Hà Phụng về dạy tại các trường tư thục Tây Hồ, Phan Thanh Giản… Từ đó biền biệt mấy chục năm tôi không có dịp gặp lại cô. Tuy chỉ học với cô một năm nhưng tôi vẫn luôn nhớ đến cô vì cung cách giảng dạy của cô khiến tôi vô cùng kính thương cô. Cho nên năm 1999, tôi nhờ người bạn thân là anh Trần Văn Đạo, người thầy thuốc gia đình của cô đưa tôi đến thăm cô. Khi anh Đạo giới thiệu tôi thì cô nhớ ra ngay cậu học trò năm xưa.

Trong cuộc chuyện trò thăm hỏi về sức khỏe, cuộc sống của cô và về Ý Nhi – người con gái của cô và nhà thơ Tế Hanh – cô tỏ ra rất xúc động và say sưa kể cho tôi nghe một mạch về ba cái mốc quan trọng nhất trong mối tình giữa nhà thơ Tế Hanh và cô: lần đầu hai người gặp nhau ở Huế vào năm 1944, lần Tế Hanh tiễn cô xuống ghe để về Đà Nẵng chữa bệnh năm 1949, và lần đầu cũng là lần cuối hai người gặp lại nhau sau ngày đất nước thống nhất năm 1975 kể từ năm 1949. Trước khi tôi từ biệt cô ra về, cô đã ưu ái ký tặng tôi tập hồi ký mang tên Tùy bút thân thương.

Đọc tập Tùy bút thân thương, tôi nhận ra sự trong sáng trong tình yêu, lòng chung thủy của cô Hà Phụng dành cho nhà thơ Tế Hanh khác với sự đánh giá của các nhà phê bình, cho nên tự nghĩ rằng có dịp nào đó sẽ giới thiệu với bạn đọc Tùy bút thân thương để các nhà phê bình văn học hiểu rõ hơn về người vợ đầu của Tế Hanh, sẽ viết công bằng hơn.

Nay (năm 2012), nhà thơ Tế Hanh cũng như nhà giáo Hà Phụng đã là người thiên cổ từ lâu, và những lời nhận định của các nhà phê bình văn học vẫn như cũ. Cho nên tôi cố tìm lại quyển Tùy bút thân thương mà cô Hà Phụng đã tặng tôi năm xưa để giới thiệu. Nhưng do dọn nhà đi nhiều lần, tập hồi ký bị thất lạc đâu chưa tìm thấy. Hạ tuần tháng 4/2012, có dịp ghé qua Đà Nẵng, tôi đã liên lạc được với anh Đặng Cường, chồng của Ý Nhi (đã mất) xin lại một bản sao của tập Tùy bút thân thương và nói rõ với mục đích là giới thiệu tập hồi ký này đến bạn đọc. Anh Cường giới thiệu với tôi chị Cẩm Hoa (em của Ý Nhi, con gái của cô Hà Phụng và ông Trần Thanh Dung) đang ở TP.Hồ Chí Minh. Chị Cẩm Hoa đã nhanh chóng gửi đến tôi một bản sao của hồi ký, một số ảnh của cô giáo Bùi Đặng Hà Phụng, và tôi cũng đã gặp Hanh Thông (con trai của Ý Nhi) mượn thêm một số ảnh.

 Sau đây tôi xin trích giới thiệu một số đoạn trong Tùy bút thân thương để bạn đọc và đặc biệt là các nhà phê bình văn học có thể hiểu rõ hơn về tình yêu và tình nghĩa mà nhà thơ Tế Hanh và cô Hà Phụng đã dành cho nhau.

HV160 - Thơ Hồng Ngát

Từ một diễn viên chèo mà Hồng Ngát tốt nghiệp ở trường VGIK danh tiếng (Học viện Điện ảnh quốc gia Liên Xô) và được giới điện ảnh bầu làm Phó chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, làm Phó cục trưởng Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Cuộc đời tưởng thế cũng đã cười được với người nghệ sĩ ấy. Thế nhưng Hồng Ngát còn làm thơ, và thơ cũng mỉm cười với Hồng Ngát.

Thơ Hồng Ngát nổi bật ở sự chân thành. Làm thơ như viết nhật ký, Hồng Ngát ghi lại thành thật những tâm trạng, những khoảnh khắc của cuộc đời. Không cần “tô vẽ, hoa mỹ khi làm thơ”. Thế mà thơ cảm được lòng người nhờ vào sự “thiệt thà” ấy.

Như mọi nghệ sĩ thời chiến tranh gian khổ, Hồng Ngát đi qua chiến tranh với khuôn mặt và tấm lòng nhân hậu của phụ nữ, và đó là điểm son trong thơ Hồng Ngát.

Sống một ngày không hữu ích một ngày

Sẽ không xứng với những người nằm xuống

                                            (Bài ca Trường Sơn)

Ơi những khu rừng trên dãy Trường Sơn

Nơi tôi đến giữa những năm tuổi trẻ

Giữa những năm đạn bom khói lửa

Và đâu hay tôi có một mối tình

                                        (Rừng ơi)

Tuổi trẻ rồi đã qua, những ngày Trường Sơn ấy vẫn đọng lại trong lòng. Nhưng cuộc đời rồi còn biết bao nhiêu điều từng trải. Từ tình duyên lận đận, từ cuộc sống lúc tuổi xế chiều, thế sự và gia sự, con cháu ở xa..., tất cả đều ghi dấu trong thơ, ríu rít chất giọng Hồng Ngát vẫn vui tươi, ngọt ngào đi qua cuộc sống.

Những bài thơ tình hay nhất là những bài viết cho cuộc tình với nhà thơ Thu Bồn. Đây là những bài thơ nhớ thương, khắc khoải đợi chờ một cánh thư (và bặt vô âm tín), trong hai năm 1981 - 1982 ở Kiev, mùa đông. Tôi là người biết tính Thu Bồn và đã đoán trước kết cục cuộc tình này. Thế rồi đến cuộc tình với Phan Hồng Giang, một dịch giả nổi tiếng, một học giả... và họ chung sống với nhau cho tới hôm nay…

M.Q.L.

Xẩm quê

Xẩm quê tiếng của tâm tình

Hát cho già trẻ, cho mình cho ta.

Xâm nhập Đệ lục chiến khu của Quốc dân đảng (Hồi ký)

LTS: Trương Tử Hồ(*) vốn là sinh viên Y khoa Hà Nội, Nam tiến và dừng chân ở chiến trường Quảng Nam, chiến đấu ở đấy suốt cả thời chống Pháp - chống Mỹ, anh vào chiến trường Nam Bộ, sau giải phóng 1975 là chuyên gia kinh tế của Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

Anh vốn xuất thân trong một gia đình Nho học lâu đời, cháu của ông Nghè Khiếu Năng Tĩnh (1835-?), một nhà văn hóa nổi tiếng, làm quan Đốc học Hà Nội, Quốc tử giám tế tửu, Giám đốc Đại học Hoàng gia.