Sáng tác
Với Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy
Hồi ký của họa sĩ Ilya Efimovich Repin (*)
Tháng 8 năm 1891, tại trang trại Yasnaya Polyana, tôi chỉ thấy một Tolstoy cực kỳ giản dị. Điều đó thể hiện ở cách ăn mặc của ông: chiếc áo choàng đen may lấy, chiếc quần đen chả có kiểu cách gì, chiếc mũ lưỡi trai cũ kỹ, cặp chân trần xỏ trong đôi giày mõm nhái đã mòn vẹt. Tuy trang phục xuềnh xoàng như vậy, nhưng con người ông toát lên một vẻ oai vệ lạ lùng. Và thoạt nhìn ông thì chẳng một ai nhớ tới lời nhận xét của một thầy giáo làng từng dạy học ở Yasnaya Polyana vào những năm 60: “Thế nào? Đích thị Tolstoy ấy à? Đúng thế, nhưng ông bạn của tôi ơi, đó là vị bá tước trong toàn tỉnh đấy”.
Về nguồn
Hồn Việt xin trích đăng hai bài thơ của nhà thơ Nguyễn Viết Lãm - người con của đất Quảng.
Truyền thuyết Praha
L.T.S: Dương Tất Từ, chuyên gia văn học Tiệp, tiếng Tiệp, tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Praha từ 1961 và công tác trong lãnh vực nghiên cứu văn học, báo chí, ngoại giao. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và đã được giải thưởng văn học Premia Bohemica 2009 của Hội Nhà văn Cộng hòa Czech. Ông cùng con gái là Thạc sĩ Dương Thị Châu Lan, hiện làm phiên dịch quốc gia tiếng Tiệp – Anh – Việt tại Czech. Hai cha con đã cùng nhau dịch tập Truyền thuyết Praha gồm hơn 30 truyện kể. Đọc nó, người đọc tiếp cận với văn hóa Czech, con người Czech, chủ nghĩa nhân văn Czech; thấm thía bao lẽ nhân sinh ở đời… Và cảm thấy trái tim mình nhẹ nhõm vì trong cuộc chiến đấu vì lẽ phải, vì cái thiện…, hy vọng luôn đứng về phía chính nghĩa.
Dưới đây, xin trích giới thiệu truyện Quảng trường Mala Strana và việc chở di hài nhà vua về Praha.
TRUYỆN KÝ: Vượt ngục (trích)
Truyện “mini” của Y Ban
LTS. Nhà văn Y Ban vào nghề với truyện ngắn Bức thư gửi Mẹ Âu Cơ đầy ấn tượng, và gần đây thì đình đám với tập I am đàn bà (Tôi là đàn bà). Chị sống hồn nhiên, khi cần cũng mạnh mẽ khiến giới mày râu vừa yêu mến vừa ngại ngần. Như là để ghi chép lại những câu chuyện vui hay kể khi gặp bạn văn, Y Ban viết một loạt truyện “mini”, mỗi truyện một vẻ, hấp dẫn trí tuệ và sự thân gần, đặc biệt có giá trị xả “stress”… Hồn Việt xin trích giới thiệu một vài truyện “mini” của chị.
Trong đám đông có một ánh mắt
L.T.S: Chừng mươi năm gần đây, bạn đọc quen Đỗ Bích Thúy với Sau những mùa trăng (tập truyện ngắn - 2001); Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (tập truyện ngắn - 2003); Kí ức đôi guốc đỏ (tập truyện ngắn - 2004); Bóng của cây sồi (tiểu thuyết - 2004); Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (tập truyện ngắn - 2005); Người đàn bà miền núi (truyện vừa - 2008)… Qua trang văn, ta hình dung Đỗ Bích Thúy khiêm kiêm, tự tin, mạch lạc trong tư duy và mãnh liệt. Hầu hết tác phẩm của chị viết về vùng quê Hà Giang nơi chị sinh ra và lớn lên. Văn như những dòng chảy nhiều ưu tư của ký ức.
Trọn cuộc đời dành cho nhân dân, cho Đảng và cho thơ
LTS: Kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920- 4/10/2010) và 1 năm ngày khánh thành nhà tưởng niệm Tố Hữu (4/10/2009- 4/10/2010), gia đình nhà thơ Tố Hữu đã gửi cho Hồn Việt bút tích lưu niệm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng đông đảo nhân dân đã đến tham quan nhà lưu niệm. Qua những dòng lưu bút này, chúng ta càng thấy giá trị và sức lan tỏa của thơ Tố Hữu cùng đất nước - dân tộc. Hồn Việt cũng trích đăng cảm nhận của nhiều cán bộ cao cấp của Đảng ta viết về Tố Hữu - một người đã dành trọn cuộc đời cho nhân dân, cho Đảng và cho thơ.
Trầu têm cánh phượng
LTS: Vào chừng 20 năm trước, Bão Vũ, một kiến trúc sư gắn nhiều với những công trình có quy mô đồ sộ, hiện đại của thành phố Hải Phòng bỗng rẽ sang viết văn và ngay sau đó, công bố hàng loạt, hàng loạt truyện ngắn tài hoa trên Báo Văn Nghệ và Tạp chí Nhà Văn gây sự chú ý đặc biệt của bạn đọc. Với Mối tình cỏ non; Thung lũng ngàn sương; Người đi chuyến xe taxi cuối ngày; Trương Chi của tôi; Hoa cải đắng… Rồi những năm sau là Hỗn hương; Liễu chương đài; Vua của dải đất hoang; Ván bài tỉ điểm tử... thì anh trở thành gương mặt mới của văn chương với tài hoa về bút pháp, sâu sắc về số phận những trí thức trẻ, thị dân và các vấn đề của đời sống hiện đại.