Sáng tác

Trạng Bùng đi sứ

Năm Đinh Dậu (1597), Phùng Khắc Khoan được cử đi sứ nhà Minh. Bấy giờ nhà Minh nhận hối lộ của họ Mạc, cắt chức An Nam Quốc Vương của vua Lê, không nhận sứ nhà Lê. Khắc Khoan phải chờ vua Minh cho phép.

Trầm - Truyện ngắn

LTS: Chúng tôi có thể cá cược với các bạn rằng: cho dù các bạn đã đọc những truyện ngắn hay nhất thế giới của Chekhov, Bunin của Nga, Maupassant của Pháp, O.Henry, Hemingway của Mỹ thì truyện ngắn Trầm của tác giả Phạm Phát sau đây vẫn là rất độc đáo. Không ai dại gì nói tác giả của truyện ngắn này đứng cạnh các ông lớn cổ điển kia. Nhưng thú thật là về chất liệu, về tình tiết, cốt truyện thì khó có truyện ngắn nào sánh được. Bởi vì nó là câu chuyện về một người phụ nữ Việt Nam, một người phụ nữ Quảng Nam mà chúng ta thường nghe nói chứ khó mà hình dung ra được nếu chưa đọc truyện ngắn này.

Tôi viết Chiếc lược ngà

NGUYỄN QUANG SÁNG [1]

Trong môn Văn ở bậc Trung học cơ sở có truyện ngắn Chiếc lược ngà. Ngay từ khi còn là học sinh cấp II ở Hà Nội những năm 1971-1972, cô đã được đọc tập truyện ngắn Chiếc lược ngà. Cô kể rằng, cho đến nay, khi đã hơn ba mươi năm trôi qua, cảm giác thích thú, say mê tập truyện vẫn còn nguyên trong cô. Đặc biệt do nghề nghiệp của bản thân là dạy văn, nên cô lại luôn được sống với tâm trạng năm nào qua sự say mê thích thú của các em học sinh khi học tác phẩm Chiếc lược ngà trong chương trình học của mình. Mỗi năm, mỗi lớp học khác nhau, nhưng các em đều giống nhau ở chỗ muốn biết bối cảnh ra đời của Chiếc lược ngà. Điều này thầy cô khó có thể thoả mãn được sự tò mò chính đáng của các em. Do đó, cô đã tìm đến tôi, và tôi đã kể…

Tôi không phải là kẻ cắp

Đưa đội quay lại Việt Nam sau khi bức tường Berlin sụp đổ, tôi trở lại Đức, trong túi chỉ còn 200 D.m. Với số tiền ấy, tôi chỉ có thể ăn bánh mì và uống sữa đủ nửa tháng. Phải có tiền, không chỉ là cho tôi khi ấy, mà còn cho gia đình, cho con tôi ở Việt Nam...

Tình yêu quê hương

GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ÁNG

Có một loài cá, gọi là cá hồi, sinh trong lòng suối trên đỉnh núi, lớn lên theo dòng suối xuống sông ra biển. Rồi khi trưởng thành, trở về điểm xuất phát, bơi ngược dòng suối để lên núi đẻ trứng, và chết ở đó. Khi cá con nở ra thì xác cá mẹ là nguồn dinh dưỡng cho đàn cá con. Quy trình sinh tử cứ tiếp diễn như vậy…

Tình thư(*)

Tặng anh Lý Văn Sáu

Thương nhớ lộc vừng

Giữa dòng đời hối hả ngược xuôi nơi phồn hoa đô hội, trong phút giây lắng đọng có ai đó một lần chợt giật mình nơi quán cà phê dưới tán lộc vừng? Giật mình nhận ra “người quen” từ làng quê yên bình xa lắc. Giật mình với nét chữ nguệch ngoạc ngày xưa trên thân lộc vừng?

Thư gửi một cô gái Trung Quốc

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012

TT thân mến!

Lẽ ra, tôi phải viết đúng họ tên em nhưng vì sự tế nhị và cẩn trọng nên tôi đành phải viết tắt như thế. Tên em, một cô gái Trung Quốc cao ráo xinh tươi, ba năm qua vẫn thường ngân rung trong tôi.