Sáng tác
Thơ vịnh Kiều của Chu Doãn Trí
Vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ trước, tôi có dịp đi tìm hiểu về văn hóa cổ truyền trong khu vực Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tới nhà một cụ, tôi đã ghi lại được bài thơ chữ Hán viết tay trên trang đầu một quyển viết chữ Nôm in trên ván khắc gỗ thời Tự Đức. Cuối bài ghi tên tác giả Dục Tú Trưng Quân.
Thơ văn Trần Nhật Thu
Trần Nhật Thu (1945-2008) mất đã một năm, để lại hàng chục tập thơ, văn, tiểu luận. Thơ của anh từng được Chế Lan Viên đề tựa biểu dương: “Con mắt của cánh buồm” là một tập văn xuôi đặc sắc. Anh nhìn cảnh vật, con người vùng cát Quảng Bình qua đôi mắt trẻ thơ, đôi mắt thơ; và văn đẹp như thơ, đúng là “Nhà thơ bị đóng đinh trên thánh giá văn xuôi”.
Thơ Tuân Nguyễn
Nhà văn Trần Phương Trà đã làm một nghĩa cử là sưu tầm và công bố những bài thơ của Tuân Nguyễn. Một anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng Pháp, một giáo viên Văn trường Học Sinh Miền Nam, một biên tập viên văn nghệ của Đài Tiếng Nói Việt Nam… Và rồi một “tai nạn nghề nghiệp” ập đến, cắt đứt anh với cuộc sống bình thường mà anh yêu quý thiết tha trong vòng 9 năm! Anh yêu thơ, yêu Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, yêu Lửa thiêng của Huy Cận, quý bạn bè và hi vọng, hồn nhiên, ngây thơ nữa… Và anh gặp số phận của các nhân vật Dôtxtôiépxki, thiên tài mà anh ngưỡng mộ…
… Trở lại cuộc đời và kết nối với nhà thơ Phương Thúy, sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, anh dịch sách, mưu sinh, xây lại cuộc đời… Nhưng một tai nạn đã cướp anh đi… để lại trong mọi người bao tiếc thương đối với một con người nhân hậu, tài hoa, nhiệt thành…
Tạp chí Hồn Việt xin giới thiệu một số bài thơ của anh Tuân Nguyễn trích từ tập Nhớ Tuân Nguyễn (Nxb Hội Nhà Văn – 2008).
Thơ Trần Vàng Sao
Một ngày mùa thu năm nay (2009), trên bờ sông Hương, gần 50 anh chị em nhà văn, nhà nghiên cứu Huế đã gặp gỡ Hồn Việt. Và trong cuộc gặp gỡ thân tình ấy, lần đầu tôi gặp Trần Vàng Sao. Trước năm 1975, anh có ra Bắc, nhà tôi lúc ấy làm Biên tập viên Nhà xuất bản Giải Phóng, có gặp anh, mang về những bản thảo chép tay của các anh chị ở núi rừng Trị Thiên… và nhờ đó tôi đã “làm quen” với các anh chị qua văn chương… Trần Vàng Sao xuất hiện ít, cuộc đời cũng “ở không yên ổn, ngồi không vững vàng”; nét mặt anh giờ “phong trần” sau bao năm tháng. Thế nhưng, ai đã đọc Bài thơ của một người yêu nước mình (viết 1966, lúc anh còn trong thành Huế, chưa “lên xanh”) thì đều thừa nhận rằng đó là một bài thơ hay hàng đầu của thơ Việt Nam hiện đại. Từ hình ảnh, tứ thơ, nhịp điệu, trùng điệp… nó đều khác, đều mới với thơ đương thời, nó gần với văn xuôi nhưng vẫn thơ, vẫn quyến rũ và bắt người ta đọc đi đọc lại. Một đời làm thơ, kể có được một bài như thế, cũng đã là một niềm an ủi lớn… Rồi đây, mọi sự đều qua, câu thơ hay, bài thơ hay còn lại…
MAI QUỐC LIÊN
Thơ Trần Sĩ Tuấn
Trần Sĩ Tuấn vốn là một bác sĩ huyết học, say mê làm báo đến nỗi anh cùng với một người bạn làm báo “tư”, rốt cục 2 số hết vốn. Làm báo Sức Khỏe & Đời Sống là hợp sở trường, nhưng làm mãi 20 năm, rốt cuộc cũng nhàm chán! May mắn là anh còn có thơ. Thơ, cái bầu sinh quyển rất riêng ấy đã làm anh dễ thở để sống, yêu, làm việc, hy vọng… Thơ anh được cái là có tứ, có chiều sâu và diễn đạt hiện đại mà không “lố”. Cái chính là cái tâm, là cảm xúc, là tâm trạng có thực.
Thơ Trần Đăng Khoa
Có lần tôi và Trần Đăng Khoa vào một quán ăn Nga. Các cô tiếp viên ăn mặc theo kiểu Nga tươi cười đón Khoa và hỏi: có phải anh là Trần Đăng Khoa không? Trần Đăng Khoa khoái ra mặt. Họ đều thuộc lớp người đã học, đã đọc thơ Trần Đăng Khoa từ bé, trong sách giáo khoa… Hóa ra bây giờ nếu có thi sĩ nào nổi tiếng, thì Trần Đăng Khoa là số một. An hưởng cái danh hiệu “thần đồng thơ”, thơ được dịch, đi đâu người ta cũng biết, cũng nể, cuộc đời của Khoa kể chẳng còn gì để nói nữa! Nhưng…
Thơ tình Hải Thượng Lãn Ông
Thơ Thanh Quế
Có một nguồn ánh sáng dịu dàng trong thơ Thanh Quế. Không chói lọi rực rỡ, đây là nguồn trong của tình thương, của điều thiện. Nguồn trong ấy, lọc ra ngay từ khói lửa chiến trường, từ những số phận khắc nghiệt trong và sau khi ngừng bom đạn. Nơi nguồn sáng trong dịu kia ta thầm nghe nhiều nỗi nghẹn ngào. Chỉ thi sĩ mới dai dẳng nỗi đau lâu đến thế. Bởi đến tận năm 1997, Thanh Quế vẫn dõi theo trong tiềm thức: