Từ "sân" và "xân", "nguyên" và "cựu"

HỎI:

1.

Trong tiếng Việt có từ  “sân” và “xân”. Riêng từ sân có được giải nghĩa trong các từ điển tiếng Việt rất rõ ràng. Nhưng từ xân tôi đã tra cứu ở nhiều cuốn từ điển tiếng Việt, kể cả Từ điển tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Lân cũng không thấy có từ xân (vần X). Trên thực tế từ xân được gặp ở tên người.

Xin quý báo giải nghĩa cho từ xân này và dùng trong những trường hợp nào?

2.

Đọc báo hoặc nghe đài, xem ti vi thường nghe nói tới từ “nguyên” và “cựu” để chỉ vị chức sắc nào đó đã thôi không đảm nhiệm chức vị được giao nữa hoặc đã nghỉ việc. Cùng một ý nghĩa nhưng khi thì dùng nguyên, khi thì dùng cựu. Vậy đề nghị quý báo cho biết từ nguyêncựu dùng thế nào là chuẩn và hợp lý?

Nguyễn Đình

Đường Hoàng Hoa Thám - phường Liễu Giai - quận Ba Đình - Hà Nội)

ĐÁP:

1.

Chữ  “sân” và chữ “xân”: Chỉ có một cách viết với chữ S: “sân” là cái sân  (không có chữ nào viết với chữ X). Trong khai sinh nếu viết sai chính tả thì đành phải chịu  thôi.

2.

Chữ “nguyên” và chữ “cựu”: Chữ 原´ (nguyên) có nghĩa là gốc. Xưa gọi viên quan đã đổi đi là nguyên nhậm quan 原 任 官 nghĩa là ông quan nguyên đã nhậm chức cai trị khi trước.

Nay người ta dùng chữ nguyên trong danh xưng, ví dụ Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu là để chỉ đồng chí Lê Khả Phiêu đã từng giữ nhiệm vụ Tổng bí thư khi trước. Chữ 舊 (cự) có nghĩa là nên chỉ thời gian cách xa lâu hơn như khi ta nói Cựu Tổng bí thư Trần Phú.

Nhưng nay người ta dùng mà không phân biệt tinh nghĩa của hai chữ ấy.

Nguyễn Quảng Tuân