Vũ Cao và giai thoại thơ

Nhà thơ Vũ Cao (1922 – 2007) tên thật là Vũ Hữu Chỉnh, quê ở xóm Tâm – xã Liên Minh – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định. Năm 1946, ông làm báo Vệ Quốc Quân rồi báo Quân Đội Nhân Dân. Từ năm 1954, làm Phó tổng biên tập, Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, rồi làm Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm chính: Sớm nay (thơ – NXB Văn học, 1962), Đèo trúc (thơ – NXB Quân Đội Nhân Dân, 1973), Núi Đôi (thơ – NXB Hà Nội, 1970, tái bản nhiều lần), Ngang dốc núi (thơ – Giải thưởng Nhà nước năm 2001); truyện thơ Chúng ta giải phóng hòa bình; tiểu thuyết Những người cùng làng, Em bé bên bờ sông Lai Vu, Anh em chàng Lược và một số truyện ngắn.

Trong Tuyển tập Vũ Cao, ông “trình làng” câu chuyện thơ về mối tình keo sơn của mình:

Giữa trưa tri đmưa rào,

Không quen cũng gặp, bỗng vào trú mưa

Bn bgió đập phên thưa

Mái nghiêng, li dt không cha áo em

Vi vàng tôi nép sang bên

Nhưng nơi khut gió cui thm cho nhau.

Em cưi: “Mưa vậy mà lâu,

Anh xem, li mt chuyến tàu nữa qua!”.

Nhưng ri mây cũng bay xa,

Và mưa cũng tnh, nng nhòa bóng cây.

Tôi chìa tay để bt tay,

Hỏi nhau nơi , mai ngày li thăm

Gặp nhau tđó đôi ln

Cũng dăm câu chuyn xa gn vậy thôi.

Thế ri… ngưi y yêu tôi,

Tôi yêu ngưi y… thành đôi vchng

Cái duyên nghĩ li llùng

Gặp nhau mt lúc, vchng thành đôi.

Đến nay ngưi y vn cưi:

“Giá như… bui đó… ông tri… chẳng mưa!”.

Vũ Cao co ́người chú ruột là Côi Vi ̣(tên thật là Vũ Văn Tộ). Mỗi khi có dịp, hai chú cháu thường trao đổi về văn thơ với nhau rất tâm đắc, hiện còn lưu lại nhiều bài xướng họa.

Họa thơ Vợ than Tết:

Tết sắp đến, Côi Vị không lo chuẩn bị đón Tết, mà chỉ loay hoay với thơ, bà vợ phàn nàn, ông liền làm bài này “thay lời vợ”:

Ông chỉ lơ mơ, chỉ lơ mơ

Tết đến sau lưng đã biết chưa?

Vất cái nghiên đi tìm chĩnh gạo

Thu ngòi bút lại kiếm đồng xu

Câu thơ đã dẻo đâu bằng bánh

Thịt mỡ còn thơm gấp mấy thơ

Chữ nghĩa chẳng mài ra Tết được

Trời ơi! Tôi chán cnh nhà thơ!

Làm xong, ông gửi bài thơ cho Vũ Cao (lúc đó ở Hà Đông). Một tuần sau Côi Vị nhận được thư phúc đáp. Đầu thư có mấy lời phi lộ: “Thưa thím, ngoài đời cháu rất kính trọng thím, nhưng trong thơ, cháu xin phép được “cãi” lại thím giúp chú”:

Tôi cứ lơ mơ, cứ lơ mơ

Tết đến thì sao, rõ chán chưa

Nghiên vẫn đeo đai thì ứa gạo

Bút còn dan díu chẳng vơi xu

Thịt ăn nặng xác, thêm lòng tục

Pháo nổ ran trời, rực ý thơ

Rõ chỉ loanh quanh rồi lắm chuyện

Cũng đòi mang tiếng vnhà thơ!

Côi Vị đọc thơ, cười tủm tỉm: “Thằng Chỉnh thế mà hóm, ăn nói khá thật!”.

Một lần khác, ông Côi Vị khuyên Vũ Cao lấy vợ. VũCao xin khất và làm bài Chưa lấy vợ:

Lấy v, trời ơi!... Lấy vư?

Xem nào râu mép có hay chưa?

Tiền đâu kiếm nổi nuôi thân xác

Bút chỉ đào suông mấy cẳng thơ

Vphường quỷ cái xem vô số

Mà món tiên nga chẳng có thừa

Nguyệt lão thương ai thì cứ việc

Phanh giùm cho cháu chuyện xe tơ!

Xem xong, ông Côi Vị bảo: “Cháu học tiếng Pháp nhiều quá, nên trong thơ Việt lại có cả tiếng Tây. Chữ “phanh”, theo chú hiểu có nghĩa là hãm lại, dừng lại. Cháu định chưa lấy, hay định không lấy? Nếu định “chưa lấy” thì nên thay chữ “phanh giùm” bằng chữ “màn màn” có sát ý hơn không? Mà lại rất Việt Nam nữa!”. Vũ Cao phải chịu là chú giỏi.

Phạm Văn Án sưu tầm