Trong số người bị bắt trong cuộc nhảy dù đột kích này, có kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt, Uỷ viên UBKC/HC Nam bộ (con ông Nguyễn Ngọc Tương, giáo chủ phái Tiên Thiên Cao Đài Bến Tre). Vì sao ông Nhựt bị bắt? Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ lạ và hết sức may mắn cho cách mạng miền Nam là cũng ngày hôm ấy Xứ uỷ UBKC/HC Nam bộ định họp ở xã Thống Linh, cũng nằm dọc con kênh Nguyễn Văn Tiếp, chỉ cách chợ Cái Bèo khoảng chục cây số, để gặp đồng chí Lê Đức Thọ, được Trung ương Đảng cử vào Nam phổ biến tình hình nhiệm vụ mới.
VÌ SAO KỸ SƯ NGUYỄN NGỌC NHỰT BỊ BẮT?
Ngày 2.6.1949, Pháp huy động trên 6.000 quân mở trận càn quét lớn vào chiến khu Đồng Tháp Mười, nơi có cơ quan Xứ uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chánh Nam bộ và các cơ quan của Bộ Tư lệnh khu 8 đóng ở đó. Từ sáng sớm, đã có ba bốn lượt chiếc máy bay vận tải Dacota thả quân nhảy dù xuống chợ Cái Bèo, xã Ba Sao, huyện Mỹ An nằm trên con kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc vùng giải phóng Đồng Tháp Mười, lúc chợ đang họp đông người. Chúng đốt nhà, bắn giết, hãm hiếp bà con đi chợ, kể cả cơ quan của Phụ nữ Dân chủ Nam bộ đóng gần chợ, hết sức dã man, tàn bạo.

Đồng Tháp ngày nay.
Trong số người bị bắt trong cuộc nhảy dù đột kích này, có kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt, Ủy viên UBKC/HC Nam bộ (con ông Nguyễn Ngọc Tương, giáo chủ phái Tiên Thiên Cao Đài Bến Tre). Vì sao ông Nhựt bị bắt? Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ lạ và hết sức may mắn cho cách mạng miền Nam là cũng ngày hôm ấy Xứ ủy UBKC/HC Nam bộ định họp ở xã Thống Linh, cũng nằm dọc con kênh Nguyễn Văn Tiếp, chỉ cách chợ Cái Bèo khoảng chục cây số, để gặp đồng chí Lê Đức Thọ, được Trung ương Đảng cử vào Nam phổ biến tình hình nhiệm vụ mới.
Các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy và UBKC/HC mỗi người ngồi riêng trên chiếc xuồng hoặc tam bản có mui rèm, do cần vụ kiêm bảo vệ chèo. Khi đoàn xuồng đi đến ngang chợ Cái Bèo thì trời rạng sáng, vì đi suốt đêm nên có người đói muốn ghé chợ ăn sáng. Ông kỹ sư Nhựt mời ông Phạm Văn Bạch, Chủ tịch Ủy ban kháng miền Nam kiêm Chủ tịch UBKC/HC Nam bộ ghé chợ ăn sáng với mình, nhưng “anh Hai Bạch”, tên gọi thân mật đ/c Phạm Văn Bạch nói: “Tôi không có thói quen ăn sáng, chỉ cần ấm trà đậm nóng là được rồi. Anh hay đồng chí nào đói thì ghé ăn rồi đi sau cũng được”.
Thấy “chủ tướng” không ghé, nên nhiều đồng chí khác như anh Ba Duẩn, Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Bình, Ung Văn Khiêm… cũng ngại nên chèo theo xuồng anh Hai. Riêng kỹ sư Nhựt thì ghé vào tiệm hủ tiếu bên chợ ăn sáng. Ăn vừa xong, gọi tách cà phê chưa kịp uống, thì quân Pháp đã nhảy dù xuống chợ. Lúc ấy, đoàn xuồng, tam bản chở các đồng chí lãnh đạo mới qua khỏi chợ độ vài cây số, vội bỏ xuồng lên bờ kênh chạy bộ, thoát hiểm trong gang tấc! (Riêng kỹ sư Nhựt, khi bị bắt, ông khai là thầy giáo làng, nhưng khi chúng đưa ông về Sài Gòn giam ở Khám lớn, bị bọn phản bội nhận mặt. Biết ông là trí thức yêu nước từng học ở Pháp, địch ra sức mua chuộc nhưng thất bại, chúng hèn hạ bí mật thủ tiêu ông).
Sau khi đốt phá, bắn giết, hãm hiếp đồng bào ở chợ Cái Bèo, bọn giặc hành quân đến chùa Ô Môi thì gặp đơn vị của Tiểu đoàn 307 vừa vận động đến chặn đánh. Một trận “tao ngộ chiến” dữ dội nổ ra. Kết quả là hàng trăm tên giặc phải đền tội. Trong suốt cuộc hành quân qua nhiều vùng rộng lớn của Đồng Tháp Mười kéo dài cả tuần lễ, địch đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của bộ đội địa phương, dân quân du kích, đặc biệt là của Tiểu đoàn chủ lực 307, nên đã bị thiệt hại nặng nề (trong trận chặn địch ở ấp Cây Gáo, đồng chí Đỗ Huy Rừa, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 đã anh dũng hy sinh, sau khi diệt được nhiều tên địch).
Trong số máy bay Dacota thả quân nhảy dù xuống chợ Cái Bèo ngày 2.6.1949, có một chiếc không thả quân mà chở một viên tướng “đặc biệt” đi quan sát trực tiếp trận địa: đó là Đại tướng Revers, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp.
BẢN BÁO CÁO CỦA REVERS.
Ngày 19.5.1949, phái đoàn này có mặt ở Sài Gòn. Revers lệnh cho tướng Valluy, Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, mở ngay cuộc hành quân lớn vào chiến khu Đồng Tháp Mười, nơi có cơ quan đầu não kháng chiến Nam Bộ, để ông ta trực tiếp thị sát chiến trường.
Sau khi nắm được tình hình thực tế, phái đoàn trở lại nước Pháp khoảng cuối tháng 6.1949. Và Revers viết báo cáo về tình hình quân sự chính trị mà ông ông ta nắm được, để trình trước Quốc hội sẽ nhóm họp sau đó. Revers có người bạn thân là Đại tướng Mast đã về hưu. Ông này biết Revers vừa viết xong báo cáo nên mượn đọc, vì ông ta cũng muốn biết tình hình Đông Dương qua quan điểm nhận định của bạn mình. Sau khi đọc xong, Mast trả báo cáo lại cho Reves.

Qua khoảng tháng 8.1949, sau thời gian chuẩn bị còn chừng một tuần, Quốc hội Pháp sẽ họp để nghe báo cáo của phái đoàn thị sát Đông Dương về trình bày, thì một chuyện “động trời” xảy ra, làm chấn động chính trường nước Pháp. Đó là chuyện một sinh viên Việt Nam, tên Đỗ Đại Phước (quê ở Long Thuận, Châu Đốc) lúc chen nhau lên métro ở quận trung tâm Paris, đã đánh nhau với André Marie, binh nhì, vừa mãn hạn phục vụ quân đội ở Đông Dương về, khiến cảnh sát ở bót phụ gần đó phải can thiệp bắt giữ.
Và thật hết sức bất ngờ, khi khám xét chiếc cặp táp của Đỗ Đại Phước mang theo, cảnh sát phát hiện thấy một xấp báo cáo đề chữ “tuyệt mật” của tướng Revers in ronéo. Hỏi tài liệu này ở đâu ra, Phước khai là do họa sĩ Mai Trung Thứ đưa, khám nhà Mai Trung Thứ lại thấy một xấp báo cáo nữa cũng in ronéo, hỏi, Mai Trung Thứ khai do Hoàng thân Vĩnh Xa đưa. Khám nhà Vĩnh Xa, Vĩnh Xa khai do Pérez đưa. Khi cảnh sát đến khám nhà Pérez thì tên này đã “cao chạy xa bay” sang Nam Mỹ rồi. Và người ta cũng biết Pérez có mối quan hệ mật thiết với Đại tướng Mast…
Chuyện vỡ lở, báo chí vào cuộc làm rùm beng, gây thêm rối tình hình chính trị nước Pháp với vụ án “Revers – Mast”. Cùng lúc ấy, cơ quan Đệ nhị phòng (2B), (tức tình báo Pháp) cho biết có nhiều bản báo cáo của tướng Revers đi về Việt Nam qua con đường Budapest (thủ đô Hungari) lúc ấy là phe Xã hội chủ nghĩa.
Hệ quả của vụ án này là tướng Revers mất chức Tổng tham mưu trưởng và buộc về hưu. (Tất nhiên cũng có một số chính khách bị “vạ lây” trong vụ án này). Người ta cũng không rõ số phận của Đỗ Đại Phước sau vụ này ra sao, bởi có nhiều tin đồn trái ngược về anh, nào là anh hy sinh ở Việt Bắc do bị máy bay Pháp ném bom, nào là anh mất tích ở Miến Điện khi trên đường về nước… Nhưng có điều người ta tin chắc rằng, anh là điệp viên của Tình báo Quốc phòng Việt Nam hoạt động ở nước ngoài.
*
CÁI CHẾT ĐÃ ĐƯỢC BÁO TRƯỚC…
…Gần một năm sau, vào khoảng tháng 6.1950, Phòng nghiên cứu của Ban Quân Báo khu 8, lúc ấy đóng ở Đồng Tháp Mười, được đọc Bản báo cáo của tướng Revers do Trung tâm chuyển vào, dày 54 trang đánh máy (còn một số phụ lục nói về trang bị, huấn luyện… thì không được đọc).
Bản báo cáo của Revers toát lên sự bi quan, có thể nói là cực kỳ bi quan của viên tướng nắm quyền điều hành quân đội Pháp lúc đó. Ví như đoạn nói về các “chính khách quốc gia” theo ông Bảo Đại “Hầu hết bọn họ, đúng ra phải gọi là “chính khách xa lông” hay “chính khách xôi thịt” vì họ theo ông Bảo Đại là cốt để mưu đồ lợi ích cá nhân “vinh thân phì gia” chứ chẳng phải đấu tranh cho lý tưởng “quốc gia”, “dân chủ” gì hết.

Quân đội Pháp tại Việt Nam.
Trái lại, những nhân sĩ, trí thức đi theo cụ Hồ Chí Minh, mới thực sự là những người có lý tưởng đấu tranh để giành độc lập dân tộc, một số lớn họ trở thành đảng viên Cộng sản, trong khi họ từng có đời sống quý tộc, giàu sang, có địa vị cao trong xã hội, nhưng họ đã từ bỏ tất cả để vào chiến khu, chịu đựng gian khổ như một người lính để phục vụ cho lý tưởng của mình (những tài liệu về họ lấy được trong các cuộc hành quân đã chứng minh điều này)”.
Ở một đoạn khác khi nói về các tôn giáo do bị tuyên truyền “Việt minh là Cộng sản vô thần, không chấp nhận tôn giáo” nên họ theo Pháp để chống lại, chứ thật ra họ vẫn có tinh thần chống Pháp, như một khẩu hiệu họ nêu công khai trong vùng họ kiểm soát “Trước đánh Việt minh để giữ đạo, sau đánh Pháp giành độc lập”.
Ở một đoạn khác, nhận định về “sức mạnh quân đội quốc gia Bảo Đại”, Revers cho rằng nếu thiếu hai trăm cán bộ người Âu (gồm sĩ quan, hạ sĩ quan) trong một tiểu đoàn bộ binh quốc gia, thì coi như tiểu đoàn đó không chiến đấu được v.v… và v.v… Trong báo cáo Revers còn đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội trong vùng Pháp tạm chiếm, với góc độ quan sát của nhà quân sự, thì không có gì là sáng sủa.
Cuối cùng, kết thúc bản báo cáo, Revers viết: “Là một nhà quân sự, tôi không có ý kiến gì về cuộc chiến tranh Đông Dương cả. Để thay lời kết luận bản báo cáo này, tôi xin mượn lời Đại tướng Temples, Tổng chỉ huy quân đội Anh ở Mã Lai, khi đi thăm chiến trường Đông Dương năm 1947 về, ông có phát biểu như sau: “Nếu muốn đánh thắng ông Hồ Chí Minh, người Pháp cần phải có chánh quy thường trực tại Đông Dương là 60 vạn và phải tiến hành chiến tranh từ 20 năm đến 30 năm thì may ra mới có hy vọng thắng được”. Mà hỡi ôi! Quân số toàn nước Pháp, kể cả ở hải ngoại, không vượt quá con số 45 vạn!”.
Rất tiếc là lời kết luận bi quan của viên tướng có tài với sự nhạy bén sâu sắc của người nắm quyền lực cao nhất quân đội Pháp lúc bấy giờ, sau khi nghiên cứu thực tế chiến trường, dù lúc ấy ta chỉ tác chiến với quy mô cấp trung đoàn, đã nhìn thấy trước cái kết cục thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Pháp ở Việt Nam không thể nào tránh khỏi, đã không được những cái “đầu nóng sặc mùi thực dân” của giới cầm quyền Pháp chú ý tới.
Để rồi năm năm sau đó, lời kết luận đã được chứng minh bằng sự thảm bại của đội quân viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954. Trên một vạn tù binh Pháp, kể cả viên tướng chỉ huy De Castries, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Genève (20.7.1954) và 2 năm sau rút hết quân về nước, kết thúc sự hiện diện của thực dân đế quốc Pháp gần một trăm năm ở Đông Dương.